(HBĐT) - Hòa Bình - mảnh đất của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, con người hiền hòa, thân thiện, có những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa sống cùng thời gian. Đồng thời, nơi đây còn có những danh thắng độc đáo, ấn tượng, luôn tạo được dấu ấn trong lòng du khách gần xa.
Hang Nước và động Thiên Tôn: Nằm trong lòng núi Nước và núi Miếu. Đây là 2 ngọn núi liền nhau trong quần thể 99 ngọn núi của xã Ngọc Lương (Yên Thủy). Hang Nước nằm trong lòng núi Nước, cửa hang quay về hướng Nam, có chiều dài hơn 500 m. Hang Nước không phải là một hang đá đơn điệu mà là thế giới sống động những hình thù bằng đá. Động Thiên Tôn nằm chếch phía trên cửa hang Nước (cách cửa hang Nước 25 m). Động nằm trong lòng núi Miếu, dài 470 m, có vẻ đẹp quyến rũ, huyền ảo. Hang Nước và động Thiên Tôn được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia (DTDTCQG) năm 1997.
Động Tiên Phi: Nằm trên đỉnh đồi Thúc, hay còn gọi là đồi Thung Phi, thuộc xóm Gai, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình). Động được chia làm hai ngăn: Ngăn ngoài dài 15m, rộng 8 m, vòm trần cao 20 m. Ngăn này cấu trúc cao ráo, thoáng mát như một tòa lâu đài tĩnh mịch, vừa trang nghiêm, vừa huyền bí. Ngăn trong dài 53 m, rộng 20 m, vòm trần cao 10m. Càng vào trong càng nhiều những nhũ đá kỳ lạ trông như những hình người, hình cây, những chùm hoa, chùm quả... Cuối động là giếng Tiên hình bán nguyệt, nước trong vắt, mát lạnh. Động Tiên Phi được xếp hạng DTDTCQG năm 2000.
Động Mãn Nguyện: Nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xã Cao Sơn (Lương Sơn), có độ cao 10 m so với mặt ruộng, được tạo bởi hai ngách chính và các ngách phụ, chiều dài 208 m, lòng hang nơi rộng nhất 20 m... Ngách bên phải động dài 109 m, chỗ rộng nhất 10 m; vòm trần cùng hai bên vách là những nhũ đá rủ xuống và tỏa ra như những cánh tay tiên nữ; vào trong là một nhũ đá lớn từ vòm trần rủ xuống như một cây đa cổ thụ; rẽ phải, động có đường xuống suối Tiên, nước trong veo, mát lạnh. Ngách bên trái động dài 80 m, chỗ rộng nhất 12 m, gồm nhiều ngách nhỏ, mỗi ngách đều có nhiều nhũ đá với những cảnh đẹp và hình thù kỳ bí. Động Mãn Nguyện được xếp hạng DTDTCQG năm 2000.
Hang Mỏ Luông: Thuộc thị trấn Mai Châu (Mai Châu). Hang nằm trong dãy núi Pù Khà, dài 500 m, rộng từ 1 - 30 m; vòm trần có chiều cao trung bình 10 m, chỗ cao nhất 30 m; có 4 động chính. Điều kỳ thú trong lòng động là có cả dòng suối mát lành. Khắp lòng động là vô vàn thạch nhũ rủ từ trên vòm xuống, từ vách động xòe ra. Điều đặc biệt ở động này là rất nhiều nhũ đá mọc từ dưới nền đất lên với nhiều hình dáng tạo nên những bức tranh vô cùng sinh động. Hang Mỏ Luông được xếp hạng DTDTCQG năm 2000.
Động Thác Bờ: Thuộc xóm Bưng, xã Suối Hoa (Tân Lạc). Động được chia làm 3 khu, ngoài lòng động với những khối nhũ đá còn có khu vực tiếp du khách, lên cao khoảng 50 m là khu thờ Phật. Ngoài ban thờ Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị thần linh cai quản vùng, trong động còn có ban thờ Bác Hồ. Vào sâu trong động, khám phá những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng mới thấy sức sáng tạo của thiên nhiên là vô tận. Động Thác Bờ được xếp hạng DTDTCQG năm 2007.
Quần thể hang động khu vực chùa Tiên: Thuộc xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Nơi đây vẫn giữ được những nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những đồi núi xanh mướt, những động thạch nhũ kỳ ảo. Quần thể di tích này rất gần với quần thể di tích chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội). Một số động tiêu biểu trong quần thể: động Mẫu Long, động Tam Tòa, động Tiên... luôn thu hút sự tìm tòi, khám phá của lữ khách gần xa. Quần thể hang động khu vực chùa Tiên được xếp hạng DTDTCQG năm 2011.
Quần thể hang động núi Đầu Rồng: Thuộc thị trấn Cao Phong (Cao Phong). Dãy núi Đầu Rồng trải dài như con rồng khổng lồ đang phủ phục, tạo nên bức tường thành trấn ngữ phía Đông Nam thị trấn Cao Phong, cách quốc lộ 6 gần 500 m về phía Đông. Dãy núi này dài hơn 1km, độ cao chừng 200 m so với chân núi. Các hang động đẹp liên kết với nhau tạo thành quần thể thắng cảnh với thế giới nhũ đá lung linh huyền ảo. Mỗi hang động là một kỳ quan tuyệt vời của tạo hóa ban tặng cho mảnh đất Cao Phong, với các tên: Hoa Sơn Thạch động, động Không Đáy, Phong Sơn động, Nhãn Long Sơn động, hang Nước, động Thanh Thủy. Quần thể hang động núi Đầu Rồng được xếp hạng DTDTCQG năm 2012...
VT (TH)
(HBĐT) - Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vô cùng trọng đại trong lịch sử nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài 2/3 thế kỷ, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đã đến với Hòa Bình khá sớm.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đó là dân tộc Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng bên cạnh tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Nhắc đến Hòa Bình là nhắc đến dân tộc Mường với đặc điểm vừa tập trung về dân số vừa đậm đà về đời sống văn hóa ngôn ngữ Mường.
(HBĐT) - Đàn áp xong phong trào Đốc Ngữ - Đề Kiều, thực dân Pháp xem thời kỳ bình định miền Tây Bắc như đã kết thúc. Chúng ra sức tổ chức bộ máy cai trị. Không cam chịu cảnh áp bức, Nhân dân Hòa Bình lại nổi lên chống bọn thống trị. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của Nhân dân Mông Hóa dưới sự lãnh đạo của Tổng Kiêm và Đốc Bang.
Tổng Kiêm tên thật là Nguyễn Văn Kiêm, là thuộc tướng của Đốc Ngữ, do chiến đấu xuất sắc, được phong là Lãnh binh, nên còn gọi là Lãnh Kiêm. Đốc Bang tên thật là Nguyễn Đình Nghiêm, người xã Mông Hóa, châu Kỳ Sơn khi đó cũng đang tập hợp lực lượng đánh Pháp và tay sai.
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi, trong toàn quốc đã bùng lên phong trào Cần Vương chống Pháp. Các phong trào kháng chiến chống Pháp của Nhân dân các dân tộc Tây Bắc nhanh chóng tập hợp lại xung quanh phong trào do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo.
(HBĐT) - Lịch của người Mường gọi là sách đoi, được sáng tạo dựa trên quan sát chuyển động của sao đoi. Lịch được làm bằng 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một hang, trong đó có một số ngày trong tháng được khắc bằng những ký hiệu khác nhau để đoán định ngày tốt, xấu cho khởi sự công việc.
(HBĐT) - Trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, các dân tộc ở Hòa Bình đã đoàn kết, đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên để tồn tại, phát triển. Đồng thời, phải ghi nhận sự kiên cường của Nhân dân các dân tộc Hòa Bình trong các cuộc chống giặc ngoại xâm và sự đô hộ của ngoại bang… Lịch sử còn ghi nhận những đóng góp của Hòa Bình trong công cuộc đấu tranh chống ách cai trị của ngoại xâm. Xin điểm qua một số đóng góp tiêu biểu: