(HBĐT) - Đây là lễ hội phổ biến của người Thái ở Mai Châu, cụ thể ở đây là lễ hội của người Thái vùng Mai Thượng, Mai Châu. Lễ xên bản, xên mường chính là lễ cúng bản, cúng mường, thờ cúng thành hoàng bản mường, những người lập nên bản người Thái từ buổi đầu thiên di từ Mường Hước Khà về đây lập nghiệp.

 

Lễ cúng bản do chá bản tổ chức ở bản mường, mỗi năm một lần vào tháng 8 âm lịch. Lễ cúng mường là lễ cúng có quy mô lớn do tạo phìa cai quản cả một vùng gồm nhiều thôn bản tổ chức. Mục đích của lễ xên bản, xên mường là tạ ơn thổ địa, tổ tiên, cầu mùa, cầu sự bình yên cho dân.

 

Lễ xên mường được tổ chức tại miếu (thiêng sừn) của mường. Trước khi vào lễ, toàn mường làm cuộc tổng vệ sinh làng bản, sửa sang miếu cho đẹp hơn, sáng sủa hơn. Cả bờ ruộng, bờ mương cũng được be đắp mới. Nhà nào cũng sắp cỗ cúng ma miếu, sau đó về nhà làm lễ hạn cúng thổ công.

 

Buổi sáng hôm mở hội, đám rước đem mâm cỗ từ nhà tạo mường ra miếu. Đi đầu là tạo mường và các chức sắc khác. Tiếp theo là thanh niên nam nữ khiêng giàn chiêng trống (4 chiêng đồng, 1 trống cái) cùng kèn, sáo. Các già mường bản quấn khăn đỏ, mặc áo tơ vàng, quần màu chàm, thắt dải lưng xanh, vác theo cung theo hai con trâu mộng làm vật hiến sinh. Bộ sừng trâu bọc giấy màu, giữa trán và hai bên mông dán hình hoa cắt bằng giấy trắng. Hai con trâu này, một con để cúng thần hoàng (phi sữa) và một con để cúng thần tổ ở đình gốc. Sau cùng là đoàn quân bảo vệ mường bản mặc quần vàng, áo đỏ viền xanh, đội mũ chóp đỏ, chân đi hài quấn xà cạp tận đầu gối, vai vác súng hoả mai bọc bạc và gươm giáo.

 

Đám rước dừng lại trước án thư đình một vị đẳm goá (vị mo luông có uy tín) mặc áo thụng xanh, đầu đội mũ đuôi én màu đỏ tiến lên trước án thư. Ông đẳm rung một hồi chuông, hai con trâu mộng lập tức được dắt ra làm thịt. Buổi đầu của ngày hội chủ yếu là làm lễ và múa hát, đánh trống chiêng. Buổi thứ hai có tổ chức thi bắn súng hoả mai và cung nỏ. Hình thức bắn súng là người ta tung quả bưởi lên mái nhà, quả bưởi lăn xuống theo mí dốc, các tay súng thiện xạ lần lượt ngắm đón bắn. Người thắng là người bắn cả ba lần đều trúng, sẽ đoạt được giải của “cần han” (người tài giỏi), được thưởng một mâm cỗ đầy xôi thịt gọi là “pàn han”. Tạo mường đứng ra trao thưởng cho người “cần han” một thanh kiếm chuôi ngà voi khảm bạc, tuyên bố phong chức “tuần mường” (người đứng đầu an ninh phòng vệ) cùng một số ruộng đất.

 

Trong ngày hội còn có nhiều trò chơi và cuộc thi khác như thi chọi gà, thi chim hoạ mi. Buổi tối thường diễn ra cuộc thi hát “khắt tua” (hát đối đáp), thổi kèn bè, pí khúi... Phần thưởng cho các cuộc thi này là vuông vải thổ cẩm đôi vòng tay bằng bạc, hai chai rượu cất, hai đĩa trầu cau.                     

                                                                                                                        

Hội xên mường diễn ra từ hai đến ba ngày. Lễ xên bản chỉ tổ chức trong một ngày, chủ yếu là làm lễ. Ngoài ra, người  Thái còn có lễ xên hường (cúng nhà) do các gia đình tự tổ chức.      

 

                                                                                           Báo HBĐT                 

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục