Gian thờ của người Mường trong lễ mát nhà

Gian thờ của người Mường trong lễ mát nhà

(HBĐT) - Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K,lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời. Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.

 

“Hệ thống vũ trụ “ ba tầng – bốn thế giới” của người Mường lấy Mường Pưa, thế giới của người sống làm trung tâm: mọi đường đi đều xuất phát từ đây, mọi thế giới đều quy tụ về đây. Tuy nhiên ở trong không gian hữu hạn cả, mỗi thế giới lại có một bản chất riêng, do đó sự thông thương giữa các thế giới bị hạn chế. Mường Pưa là thế giới tự nhiên, là “cõi sống” của người Mường. Mường Pưa Tín, vốn thông thương với Mường Pưa, cũng là thế giới tự nhiên nhưng thấp kém hơn. Mường Trời là thế giới siêu nhiên hoàn chính nhất: thời gian ở đây vô tận. Mường Vua Khú, mang nặng tính chất cổ tích hơn tôn giáo, cũng là một thứ thế giới siêu nhiên”.  

 

Theo quan niệm của người Mường, người sống có nhiều vía, số lượng vía ấy của đàn ông và đàn bà không khác nhau và được phân bố không đồng đều trên cơ thể người. Sau khi qua đời, con người chết đi về mặt thể xác nhưng vẫn còn linh hồn. Linh hồn ấy một bộ phận sẽ trú ngụ ở trên trời, bộ phận khác sẽ “ gắn liền với xác chết tiếp tục một cuộc sống trong bóng tối đòi hỏi về ghen tị, ở gần xác chết, ở bên trong và ở xung quanh chiếc quan tài, rồi ở trong và xung quanh ngôi mộ…”.

 

Giống như người Việt, người Mường có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Họ lập bàn thờ và đặt lên đó các bát hương cho đến bốn đời. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà người ta làm bàn thờ to, nhỏ, đẹp, hay đơn giản khác nhau. Đồ thờ ở bên bàn thờ cũng vậy, nhà giàu thì trang hoàng như các nhà giàu của người Kinh ở dưới xuôi. Bàn thờ dù to hay nhỏ nhưng cũng luôn được dành cho những vị trí trang trọng. Ngoài bàn thờ chính thờ tổ tiên, bên trái bàn thờ chính này có thể có những bàn thờ phụ khác thờ những người chết mà không có con cái, hay các vị khác. “ Điều kiêng kỵ đặc biệt là không được nằm hướng chân về phái bàn thờ từ tất cả các phía trong nhà…Ngày giỗ là ngày chôn cất, không phải là ngày chết. Ngày giỗ được chọn là ngày giỗ của người chết cuối cùng trong dòng họ ( trừ khi một con trai chết trước bố mình, những người chết của ba đời trước đó trong mồ mả đều tập họp trong này và người chủ của gia đình nhắc nhở đến tất cả dòng họ tổ tiên).

  

                                                   HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Bản Pom Cọong ( thị trấn Mai Châu) thu hút nhiều khách quốc tế đến tham quan.
Người Tày ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá, bản sắc dân tộc.
Múa Mông gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần đồng bào Mông.
Điệu múa xòe của dân tộc Thái được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của của tỉnh.

Nét độc đáo trong nghệ thuật tạo hình của người Mường

(HBĐT) - Nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng có niên đại hàng vạn năm. Những hiện vật khảo cổ học đã cho thấy một loạt các hiện vật được tìm thấy một mặt có giá trị thựuc tiễn trong đời sống vật chất của người cổ đại, mặt khác cũng cho thấy quá trình phát triển từ đồ gia dụng đến nghệ thuật tạo hình. Từ việc nghè đẽo những vật giản đơn đến các đồ trang sức là cả một bước tiến vượt bậc, nó tạo ra các sản phẩm tạo hình như các bức tranh trên đá, các đồ điêu khắc.

Nghệ thuật dân gian trong trang phục truyền thống của người Mường

(HBĐT)- So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi.

Những đổi thay trong phong tục, tập quán của người Dao quần chẹt

(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.

Mường Bi -vùng đất anh hùng

(HBĐT) - Mường Bi là một trong 4 Mường cổ lớn nhất trong tỉnh. Đây không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là một vùng đất anh hùng. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, người dân Mường Bi đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những chiến công anh hùng. Những chiến công đó như dấu son góp thêm niềm vui chung của dân tộc trong ngày vui đại thắng 30/4/1975.

Nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường

(HBĐT) - Nghệ thuật cồng chiêng: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng chiêng là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Chiêng được dùng cho các đoàn đi săn.

Dân ca của người Thái

(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục