(HBĐT) - Ngày Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã được ấn định vào ngày Chủ nhật (22/5/2016). Để phục vụ các tổ chức phụ trách Bầu cử, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cử tri, ngiên cứu, tìm hiểu và thực hiện những nội của pháp luật về Bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND, Báo Hòa Bình xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung hỏi, đáp về cuộc Bầu cử.
Hỏi: Cuộc Bầu cử ĐBQH khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 có ý nghĩa chính trị như thế nào?
Trả lời: Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND là hình thức dân chủ, trực tiếp, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước nói chung và cơ quan đại diện- cơ quan quyền lực nhà nước từ T.Ư tới địa phương ở nước ta nói riêng.
Cuộc Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh nước ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc đổi mới, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013; Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 mới được ban hành. Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau thành công của Đại hội đại toàn quốc lần thứ XII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền và nghĩa vụ của công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong cơ quan quyền lực của nhà nước ở T.Ư và địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
P. BĐ- TL (TH)
(HBĐT) - Về Chính phủ: Hiến pháp tiếp tục kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và bổ sung quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp (Điều 94).
(HBĐT) - Về Chủ tịch nước (Chương VI): Hiến pháp tiếp tục giữ các quy định của Hiến pháp năm 1992 về vai trò, vị trí của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Cách thể hiện như vậy phù hợp với bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta do Đảng lãnh đạo. Hiến pháp sắp xếp, bổ sung để làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; cụ thể như sau:
(HBĐT) - Về Quốc hội (Chương V): Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của QH cơ bản được giữ như quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
(HBĐT) - Về bảo vệ Tổ quốc (Chương IV): Trên cơ sở những nội dung và bố cục của Chương IV của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp xác định bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN làm nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị phải được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, QP-AN và đối ngoại.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Tiến An, Phó Chủ tịch HĐND huyện Lạc Sơn cho biết: Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành, MTTQ, đoàn thể CT-XH trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt những quy định của Hiến pháp và pháp luật, thời gian qua, việc tuyên truyền Hiến pháp được huyện Lạc Sơn tiến hành thường xuyên, liên tục và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên địa bàn. Quá trình triển khai, các cấp, ngành địa phương luôn bám sát tinh thần tuyên truyền và thực thi Hiến pháp đảm bảo kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.