Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hà Lan M.Rút-tơ. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN) * Lễ đón
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được tổ chức trọng thể vào tối 10-7 (giờ địa
phương) tại Dinh thự của Thủ tướng M.Rút-tơ ở La Hay, Vương quốc Hà Lan.
Sau lễ
đón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng M.Rút-tơ đã hội đàm, đánh giá
tổng thể quan hệ song phương thời gian gần đây, nhất là hợp tác trong năm
lĩnh vực ưu tiên, gồm: thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước, nông
nghiệp, dầu khí, cảng biển, dịch vụ hậu cần mà lãnh đạo hai nước đã nhất trí
thúc đẩy trong những năm qua, đặc biệt là việc triển khai Thỏa thuận Ðối tác
chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước (ký năm 2010) và
Thỏa thuận Ðối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực
(ký năm 2014); đồng thời thống nhất các phương hướng, biện pháp cụ thể thúc
đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả,
phục vụ phát triển bền vững tại mỗi nước.
Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thắng lợi của Ðảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ do
Thủ tướng M.Rút-tơ lãnh đạo tại cuộc bầu cử Hạ viện Hà Lan vừa qua, bày tỏ
tin tưởng Chính phủ mới của Thủ tướng M.Rút-tơ sẽ đưa đất nước Hà Lan tiếp
tục phát triển phồn vinh.
Vui mừng
gặp lại Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đón Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ
Việt Nam thăm Hà Lan, Thủ tướng M.Rút-tơ cảm ơn những đánh giá tích cực về
quan hệ hai nước; nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp và ấn tượng trước sự phát
triển năng động, sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam trong chuyến thăm của ông
tới Việt Nam năm 2014.
Hai nhà
lãnh đạo thông báo cho nhau tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đối
ngoại của mỗi nước; chúc mừng những thành tựu mà hai nước đạt được trong thời
gian qua; đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị, hợp tác
nhiều mặt Việt Nam - Hà Lan; đồng thời trao đổi những biện pháp thúc đẩy hợp
tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt
Nam luôn coi trọng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt
với Hà Lan, một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Liên hiệp
châu Âu (EU). Thủ tướng M.Rút-tơ khẳng định, Hà Lan mong muốn làm sâu sắc hơn
nữa hợp tác với Việt Nam - đối tác quan trọng và thị trường tiềm năng hàng
đầu của Hà Lan tại Ðông - Nam Á. Về kinh tế, hai Thủ tướng đánh giá cao việc
Việt Nam và Hà Lan đã trở thành đối tác quan trọng, khi Hà Lan là đối tác
thương mại châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam (kim ngạch hai chiều năm 2016 đạt
6,7 tỷ USD) và là nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam hiện nay (tổng vốn
FDI đăng ký đạt 7,7 tỷ USD); nhất trí hai nước còn nhiều tiềm năng phát triển
hợp tác. Thủ tướng M.Rút-tơ khẳng định, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp
Hà Lan ủng hộ EU sớm ký, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA), mở ra những cơ hội mới trong hợp tác đầu tư, kinh doanh với Việt Nam.
Hai Thủ
tướng vui mừng ghi nhận những kết quả khả quan ban đầu của Thỏa thuận Ðối tác
chiến lược về Thích ứng với biến đổi khí hậu và Quản lý nước (ký năm 2010) và
Ðối tác chiến lược về Nông nghiệp bền vững và An ninh lương thực (ký năm
2014) và nhất trí tiếp tục triển khai tích cực các dự án hợp tác cụ thể liên
quan. Hai bên thống nhất, Hà Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cập nhật Kế
hoạch đồng bằng sông Cửu Long, tái cấu trúc và xây dựng liên kết vùng, tiếp
cận các nguồn tài chính phù hợp, quy hoạch vùng thích ứng biến đổi khí hậu,
đẩy mạnh hợp tác giữa Rốt-téc-đam và TP Hồ Chí Minh; đồng thời nhất trí thúc
đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và bền vững, an toàn
thực phẩm, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm thịt gia súc, nghiên cứu các giống
cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu...; ghi nhận các kết quả tích cực trong
hợp tác song phương về hàng không, du lịch, y tế và hợp tác giữa các địa
phương hai nước.
Hai Thủ
tướng tái khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hai nước phát triển đi vào chiều
sâu và bền vững; nhất trí duy trì trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao,
nhằm tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau; tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực ưu tiên;
nhất trí hai nước sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các
tổ chức, diễn đàn đa phương; thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực
quốc phòng - an ninh, gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Về Biển
Ðông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình, ổn
định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Ðông đối với khu
vực và quốc tế. Thủ tướng M.Rút-tơ nhấn mạnh lập trường của Hà Lan ủng hộ
quan điểm của Việt Nam và ASEAN giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ các tiến
trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
* Ngay
sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng M.Rút-tơ cùng Giám đốc
Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đại diện cho Nhóm Ngân hàng Thế
giới ký Bản ghi nhớ về hợp tác quản lý an toàn thực phẩm. Hai Thủ tướng đã ký
Ý định thư về các dự án chuyển đổi quy mô lớn ở đồng bằng sông Cửu Long;
chứng kiến lãnh đạo các bộ, ngành hai nước ký và trao các văn kiện hợp tác về
phát triển cơ sở hạ tầng, phòng chống thiên tai, hợp tác cảng biển và hậu
cần...
Nhân dịp
này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời Thủ tướng M. Rút-tơ thăm Việt Nam. Thủ
tướng M.Rút-tơ đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể chuyến thăm sẽ được thu
xếp qua đường ngoại giao.
* Trong
khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm
chính thức làm việc tại Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
* Trước
đó, chiều 10-7, tại TP La Hay, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức làm
việc tại Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn doanh nghiệp
Việt Nam - Hà Lan với chủ đề "Hướng tới tương lai bền vững” do Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Liên đoàn Công nghiệp và Giới chủ
Hà Lan tổ chức. Cùng dự có: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Chính sách xã hội và
việc làm Hà Lan L.A-xchơ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoàng gia Hà Lan
M.Van-xtra-lem; lãnh đạo một số bộ, ngành Việt Nam cùng đại diện hơn 450
doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu
ý kiến tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, quan hệ hợp tác
thương mại giữa hai nước bắt đầu từ thế kỷ 17 và hiện nay, nhiều doanh nghiệp
Hà Lan là những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài thành công toàn diện
nhất tại Việt Nam. Hà Lan là một trong những đối tác thương mại, thị trường
xuất khẩu lớn hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu. Chính phủ Việt Nam cam kết
và thực hiện dỡ bỏ nhiều hạn chế, rào cản để tạo điều kiện thuận lợi về môi
trường kinh doanh. Hiện nay, môi trường kinh doanh tại Việt Nam hoàn toàn
thuận lợi, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tốt ở châu Á, được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Thủ tướng nêu rõ, bên cạnh thị trường tiềm
năng với hơn 90 triệu dân, Việt Nam còn là cửa ngõ tiến vào thị trường ASEAN,
nam Trung Quốc. Việt Nam có nhiều thuận lợi về nông nghiệp nhiệt đới. Thủ
tướng mong muốn các doanh nghiệp Hà Lan tăng cường đầu tư mạnh vào Việt Nam
để Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam chào đón các
doanh nghiệp Hà Lan, kể cả các doanh nghiệp tư nhân. Cơ hội cho doanh nghiệp
Hà Lan tham gia thị trường Việt Nam rất lớn. Nếu biết tận dụng cơ hội, phát huy
lợi thế ngoại giao, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do EU
- Việt Nam sắp được ký kết, thì Hà Lan và Việt Nam hoàn toàn có thể vượt xa
hơn nhiều so với những thành quả đã đạt được và trở thành kết nối kinh tế sâu
sắc toàn diện giữa ASEAN và EU.
* Tại
diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Hà Lan L.A-xchơ chứng
kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực hàng hải, cảng biển,
đường thủy, đóng tàu, dược phẩm, thuốc thú y, chế biến thức ăn gia súc... với
tổng trị giá hơn 700 triệu USD. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã trao món
quà của Chương trình Thương hiệu thực phẩm Việt Nam cho đại diện Chính phủ và
cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan. Hộp quà đặc biệt này gồm ba sản phẩm đặc
trưng, tiêu biểu của thực phẩm Việt Nam đang được xuất khẩu rộng rãi ra thế
giới.
* Chiều
cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Doanh nghiệp bàn tròn tập
trung thảo luận về chủ đề thành phố thông minh và thành phố sân bay.
Tại phần
trao đổi về hợp tác Thành phố thông minh Việt Nam - Hà Lan, đại diện phía Hà
Lan đã giới thiệu nội hàm thành phố thông minh ở Hà Lan, những thách thức và
triển vọng. Theo đó, trong thời đại số hóa, cần phải thiết kế những thành phố
phù hợp. Về phía Việt Nam, đại diện một số bộ, ngành cũng trao đổi về triển
vọng xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi Chính phủ,
các doanh nghiệp Hà Lan tích cực hỗ trợ.
Tại phần
thảo luận về thành phố sân bay, phía Hà Lan đã trình bày những kinh nghiệm về
phát triển thành phố sân bay - những sân bay có vai trò quan trọng, là trung
tâm kết nối quốc tế, vùng cũng như kết nối với các thành phố chung quanh, từ
đó phát huy hiệu quả cao nhất; đưa ra những khuyến nghị phát triển cảng hàng
không ở Việt Nam; qua đó hy vọng có nhiều cơ hội hợp tác với Việt Nam trong
lĩnh vực này.
Phát biểu
ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Việt Nam đang nghiên
cứu nghiêm túc để áp dụng, phát triển thành phố thông minh. Thủ tướng mong
đối tác Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm, nhất là trong bối cảnh tới đây, mô hình
thành phố thông minh sẽ được xây dựng tại Bình Dương. Ðây không đơn thuần là
vấn đề giao thông, mà còn là vấn đề liên quan người dân, chính sách... Về
thành phố sân bay, Thủ tướng cho rằng, đột phá của ngành hàng không hiện nay
là xây dựng các cảng hàng không hiện đại. Các mô hình thành phố sân bay thân
thiện môi trường rất được quan tâm tại Việt Nam. Thủ tướng hy vọng đối tác Hà
Lan giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này.
* Sáng
cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Ðại học Oa-ge-nin-gen, một
trường đại học uy tín của Hà Lan cũng như trên thế giới, nhất là về chuyên
ngành nông nghiệp công nghệ cao, quản lý nước, ứng phó biến đổi khí hậu. Phát
biểu ý kiến tại buổi thăm làm việc, Thủ tướng tán thành với quan điểm của
lãnh đạo trường về phương hướng hợp tác với Việt Nam; đồng thời đánh giá,
trường đã hợp tác với Việt Nam rất thành công, đào tạo gần 200 kỹ sư, tiến sĩ
chuyên ngành cho Việt Nam. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng chúc mừng những
thành tựu của trường; cảm ơn trường đã giúp đỡ, hợp tác trong việc đào tạo
nhân lực cho Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam và Hà Lan có nhiều mục tiêu
chung, đó là ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Việt Nam
đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó có vấn đề xuất khẩu nông sản. Việt
Nam đã nỗ lực để phát triển lĩnh vực này nhưng điều đó phụ thuộc vào công tác
nghiên cứu, đào tạo. Do đó, Thủ tướng mong trường gia tăng đào tạo cho Việt
Nam; đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học của Việt Nam trên những lĩnh vực
khác, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý môi trường, quản lý nước;
đề nghị trường cùng các trường đại học Việt Nam thành lập một số trung tâm
đào tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt
là chăn nuôi, rau quả, hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực chăn nuôi gia súc,
gia cầm, kiểm soát dịch bệnh, chế biến thức ăn, giết mổ, xử lý chất thải...
* Thủ
tướng cũng đã tới thăm Viện nghiên cứu an toàn thực phẩm Rikilt thuộc Ðại học
Oa-ge-nin-gen với công nghệ quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến trên thế
giới. Viện ra đời năm 1975 trên cơ sở sáp nhập Trung tâm kiểm nghiệm Sữa của
chính phủ tại Lây-đen và Trung tâm kiểm nghiệm Nông nghiệp của chính phủ tại
Ma-xtrích.
* Sáng
cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đi máy bay trực thăng thị sát các
công trình trị thủy, đê biển ở một số lưu vực và duyên hải trọng yếu của Hà
Lan.
* Cùng
ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Damen của Hà Lan. Tại
buổi tiếp, Thủ tướng nhấn mạnh, đóng tàu là ngành công nghiệp được Việt Nam
ưu tiên phát triển để góp phần phát triển kinh tế và nâng cao năng lực quốc
phòng; hoan nghênh Tập đoàn Damen vừa ký hợp đồng đóng mới sáu tàu đa năng
cho Việt Nam tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan. Thủ tướng đề nghị
Tập đoàn Damen tiếp tục hợp tác, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp
Việt Nam đóng các loại tàu chuyên dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và
quốc phòng như tàu tuần tra, khảo sát biển, thi công công trình biển, hoạt
động * Tiếp lãnh
đạo Tập đoàn Puma Energy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận thiện chí của
Tập đoàn Puma Energy coi Việt Nam là thị trường chiến lược tại khu vực Ðông -
Nam Á. Thủ tướng đánh giá cao các hoạt động đầu tư, phát triển các cơ sở sản
xuất và kinh doanh nhựa đường của tập đoàn tại Việt Nam trong gần 20 năm qua,
góp phần vào sự phát triển hạ tầng giao thông, tạo việc làm và giúp các kỹ sư
Việt Nam tiếp cận các công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo
Tập đoàn Puma Energy cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian lắng nghe, trao đổi;
cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã luôn tạo môi trường làm ăn thuận lợi, bình đẳng
cho các doanh nghiệp nước ngoài; mong muốn tham gia vào tiến trình cổ phần
hóa một số doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
|
|
(HBĐT) - Ngày 8/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Tây Bắc do đồng chí Nguyễn Văn Bình, UV Bộ Chính trị, Trưởng Ban kinh tế T.Ư, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc làm trưởng đoàn đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị). Tham gia lễ dâng hương tưởng niệm về phía tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Cách đây 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn ngày 27/7 hằng năm là dịp để đồng bào ta bày tỏ lòng yêu mến đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc của dân tộc ta, gắn liền với tư tưởng "ăn quả nhớ người trồng cây”, "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.