Cách đây 100 năm, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I. Lê-nin và Ðảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Bôn-sê-vích) lãnh đạo đã thành công rực rỡ. Cuộc cách mạng để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nhân loại, và là ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc bị áp bức trên con đường đến với hòa bình, tự do.


Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Ðông ở TP Pê-trô-grát.

Từ Cách mạng Tháng Hai đến Cách mạng Tháng Mười Nga

Diễn ra vào tháng 2-1917, bắt đầu với các cuộc biểu tình của hàng vạn công nhân ở Pê-trô-grát, cuộc Cách mạng Tháng Hai dân chủ tư sản tại Nga đã khép lại với việc chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Sau cuộc Cách mạng Tháng Hai, ở Nga tồn tại hai chính quyền song song là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và Xô-viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xô-viết Pê-trô-grát (chuyên chính vô sản). Sau khi nắm được chính quyền, Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như: Ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Trước tình hình này, V.I.Lê-nin và Ðảng Bôn-sê-vích đã xác định Cách mạng Nga cần chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tháng 4-1917, V.I.Lê-nin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga. Ngày 16-4-1917, V.I.Lê-nin đến Thủ đô Pê-trô-grát để trình bày Luận cương Tháng Tư, văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ðầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng và bắt giam các đảng viên Ðảng Bôn-sê-vích. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. V.I.Lê-nin phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan) để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lê-nin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. V.I.Lê-nin chỉ rõ rằng, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Ðầu tháng 8-1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-trô-grát. V.I.Lê-nin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Ðại hội tiến hành và thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong thời gian này, V.I.Lê-nin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang.

Những ngày sục sôi khởi nghĩa

Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7-10-1917, V.I.Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-trô-grát, để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 10-10-1917, Hội nghị Ủy ban T.Ư Ðảng Bôn-sê-vích đã họp dưới sự chỉ đạo của V.I.Lê-nin. Hội nghị thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lê-nin đề ra.

Ngày 16-10-1917, Ủy ban T.Ư Ðảng Bôn-sê-vích thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Các tổ chức Ðảng Bôn-sê-vích tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang. Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản. Từ mặt trận, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ lâm thời điều động về bảo vệ những thành phố lớn như Pê-trô-grát, Mát-xcơ-va...

Ngày 24-10-1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bôn-sê-vích. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A.Kê-ren-xki tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Pê-trô-grát. Trước tình hình cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lê-nin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10-1917, V.I.Lê-nin ba lần gửi thư tới Ủy ban T.Ư Ðảng Bôn-sê-vích yêu cầu tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó.

Cách mạng giành thắng lợi

Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917 dương lịch), V.I.Lê-nin đến Cung điện Xmôn-nưi trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang, nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ðêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-trô-grát (nay là TP Xanh Pê-téc-bua). Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Pê-trô-grát, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Ban-tích, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Bôn-sê-vích do V.I.Lê-nin đứng đầu đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.

Rạng sáng 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917 dương lịch), trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Pê-trô-grát. 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Xô-viết Pê-trô-grát công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lê-nin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Xô-viết. Ðến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông, nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kê-ren-xki trốn chạy ra nước ngoài. Cũng trong ngày 25-10-1917, Ðại hội các Xô-viết toàn Nga lần thứ II khai mạc. Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông dân" do V.I.Lê-nin dự thảo. Ðại hội ra quyết nghị: Các Xô-viết đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng. Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27-10-1917 (tức đêm 8 rạng sáng 9-11-1917 dương lịch), Ðại hội thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Xô-viết: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lê-nin dự thảo. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Xô-viết đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lê-nin đứng đầu.

Ngày 15-11-1917, Chính quyền Xô-viết được thiết lập tại Mát-xcơ-va. Ðến tháng 3-1918, Chính quyền Xô-viết giành thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã trôi qua 100 năm, nhưng giá trị lớn lao vẫn luôn chói sáng và vẹn nguyên qua mọi thời đại. Cuộc cách mạng vĩ đại này đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu; là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

 

                         TheoNhandan

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục