(HBĐT)-Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 23/5, các đại biểu Quốc hội tiến thành thảo luận ở Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và Dự án Luật Trồng trọt.


Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh phát biểu tham luận 


                Đoàn đại biểu Quốc hội Hòa Bình tham gia thảo luận tổ số 16

Tổ số 16 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh,Gia Lai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch và Dự án Luật Trồng trọt.

Đối với dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch tại Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược, Luật Công chứng, Luật Trẻ em, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch, đại biểu Trần Đăng Ninh - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cơ bản tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sự cần thiết ban hành Luật để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật và góp phần đưa các quy định của Luật Quy hoạch đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng các dự án đầu tư trên 5 ha quy định phải có quy hoạch chi tiết 1/500, như vậy vấn đề này rất là vướng và gây tốn kém cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Đại biểu cũng nhận định, trong thời gian tới còn nhiều luật liên quan đến quy hoạch cần phải sửa đổi, bổ sung tuy nhiên việc sửa đổi nhiều luật cần phải có lộ trình và thẩm tra kỹ trước khi ban hành, các quy định cần bám sát nội dung của Luật Quy hoạch để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Thảo luận về dự án Luật Trồng trọt, các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Trồng trọt, cho rằng dự án Luật trồng trọt là bộ luật khung trong lĩnh vực trồng trọt và có vị trí quan trọng đối với nông nghiệp nước ta.

Tán thành với sự cần thiết phải ban hành luật Trồng trọt, tuy nhiên đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho rằng, có thể do Luật được xây dựng lên từ Pháp lệnh Giống cây trồng nên về kỹ thuật, bố cục của luật chưa cân xứng giữa các nội dung cần điều chỉnh. Dự thảo luật gồm 82 điều thì có đến 54 điều liên quan đến giống và phân bón, còn rất ít điều luật điều chỉnh các yếu tố quan trọng khác. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, chỉnh sửa một số quy định trong dự thảo Luật cho phù hợp với thực tế để các điều luật được rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật và khả thi khi Luật được ban hành. Đại biểu đề nghị, về chính sách của Nhà nước đối với trồng trọt cần bổ sung thêm quy định về chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư phát huy những nguồn giống cây trồng quý hiếm để nâng cao chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế cao.

Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhận định, hiện nay có hai vấn đề mà người dân bức xúc nhất đó là giống và phân bón vì liên quan trực tiếp đến người nông dân. Chất lượng của giống và phân bón ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng và thu nhập của người dân vì vậy việc ban hành Luật Trồng trọt là thực sự cần thiết tạo khung pháp lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về trồng trọt. Đề cập đến vấn đề giống và phân bón, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh cho biết, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp giống cây trồng, cùng với đó là có trên hai nghìn cơ sở sản xuất, chế biến phân bón, tuy nhiên việc quản lý chất lượng các sản phẩm này còn chưa được coi trọng. Việc buông lỏng quản lý chất lượng sản phẩm giống và phân bón sẽ dẫn đến những hậu quả về kinh tế và gây ô nhiễm môi trường. Đại biểu đề nghị Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng phân bón, quan tâm đến quy hoạch giống cây trồng, đặt hàng giống với các trung tâm nghiên cứu uy tín, cùng với đó là phát huy các nguồn giống tốt tại địa phương. Đại biểu cũng đề nghị Nhà nước cần có chính sách thiết thực để khuyến khích việc sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ vì loại phân bón này rất hiệu quả, chất lượng và không gây tác hại đến môi trường.

 

 

            Ngô Thị Hường (Văn phòng Đoàn ĐBQH Hòa Bình)

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục