Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, việc thay đổi từ "trạm thu phí” sang "trạm thu giá” của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ gây hiểu lầm cho người dân. Theo đó, Bộ cần phải thay đổi cách sử dụng từ hoặc bổ sung cho đầy đủ nếu vẫn dùng từ "trạm thu giá”.


Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã đổi tên các "trạm thu phí" BOT thành "trạm thu giá" BOT, gây ra những phản ứng trong dư luận. Tại hành lang Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã có ý kiến về cách sử dụng từ ngữ này.

Cần định danh lại tên gọi các trạm BOT

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, về mặt từ ngữ, cụm từ "trạm thu giá” nghe không hợp lý với từ ngữ trước nay được sử dụng trong tiếng Việt, dẫn tới sự phản ứng của người dân.

Theo Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, về mặt bản chất, khi sử dụng dịch vụ BOT, người dân sẽ phải trả tiền để sử dụng dịch vụ, tuân theo nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thanh Hải, Bộ GTVT nên sửa đổi lại tên gọi, ví dụ gọi những trạm thu phí BOT này là "trạm bán vé”, "trạm kiểm soát vé”.

"Nếu Bộ GTVT vẫn dùng chữ "giá”, theo tôi phải dùng đầy đủ là "trạm thu giá sử dụng dịch vụ BOT do doanh nghiệp a, b, c cung cấp”. Giá đó do doanh nghiệp điều tiết. Nếu trạm đông người qua, doanh nghiệp sẽ lấy thu bù chi thì họ sẽ giảm giá. Nhưng nếu trạm ít người qua lại, không đủ bù chi doanh nghiệp sẽ tăng giá”, đại biểu Nguyễn Thanh Hải nói thêm: "Theo tôi, dù "thu phí” hay "thu giá” cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân”.


Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng), Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội phân tích, việc thay đổi tên "trạm thu phí” thành "trạm thu giá” là cách hiểu lầm rất sai. Từ "giá” trong từ điển Tiếng Việt rất nhiều nghĩa như: giá treo, rổ giá, giá đỗ…

"Trong trường hợp cụ thể này, việc sửa đổi thành "trạm thu giá” rất tối nghĩa và phản ứng của người dân là có căn cứ. Người dân đang bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, sự chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý. Đã là nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực, dễ hiểu và trước hết phải là thuần Việt”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Đại biểu này đề nghị, "Bộ GTVT phải xem xét lại. Trước hết phải tiếp thu ý kiến của dư luận xem việc dùng ngôn ngữ của mình như thế đã chuẩn chưa? Vì sao người ta lại phản ứng, người ta phản ứng vì mục đích gì? Điều mà chúng ta nhận thấy người ta phản ứng là sự trong sáng tiếng Việt, chuẩn mực ngôn ngữ. Vấn đề đó, Bộ phải nhìn nhận khách quan và tiếp thu. Điều đó chỉ có lợi cho Bộ GTVT”.

Phải bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân

Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, bà tiếp nhận nhiều ý kiến của các cử tri phản ánh về sự bức xúc của người dân với việc đặt các trạm BOT, khoảng cách và giá thu tại mỗi trạm.

Sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có đợt giám sát các trạm BOT. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có những khuyến nghị, khuyến cáo về việc thu tiền của người dân khi sử dụng dịch vụ BOT phải bảo đảm quyền và lợi ích của người dân; Các doanh nghiệp khi đặt trạm BOT phải có đường dẫn song song để người dân sinh sống tại nơi đó không phải chi trả tiền; Mức độ doanh nghiệp đầu tư vào con đường đó như thế nào để tương đồng với mức độ thu.

Sau khi có kiến nghị rà soát số trạm, vị trí đặt trạm, Bộ GTVT đã có những triển khai quyết liệt, xử lý, đánh giá hiệu quả các trạm BOT và sẽ sớm có báo cáo kết quả triển khai các hoạt động này.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng: "Việc Bộ GTVT cần quan tâm thời điểm này là rà soát khoảng cách vị trí giữa các trạm; mức thu phí của các trạm; thanh tra, kiểm tra đếm số lượt mà các phương tiện giao thông đi qua các trạm BOT để bảo đảm số lượt công bố chính xác. Khi xảy ra sự thiếu minh bạch cần phải xử lý quyết liệt”.

Đồng tình quan điểm này, đại biểu Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho rằng, việc gọi tên là "trạm thu phí” hay "trạm thu giá” BOT thì vẫn phải đặc biệt chú ý đến lợi ích của người dân.

"Về bản chất "thu phí” hay "thu giá”, vẫn phải bảo đảm nguyên tắc là đúng thẩm quyền và phải có phương án tính toán hợp lý lợi ích của cả hai phía, nhà đầu tư và của người sử dụng dịch vụ. Nếu để tên gọi là "trạm thu phí” thì HĐND tỉnh, thành phố có thể quyết định mức thu. Còn chuyển thành "trạm thu giá” thì nhà đầu tư có thể đề xuất theo cơ chế thị trường? Việc chuyển từ phí sang giá thể hiện sự vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Tức là trong cơ chế thị trường thì nhà đầu tư phải có sự tính toán cho phù hợp”, đại biểu Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.


Theo Nhandan

Các tin khác


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt các đại biểu Công đoàn Quân đội

Chiều 23-5, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy T.Ư, gặp mặt 80 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 370 đại biểu về dự Ðại hội Công đoàn Quân đội lần thứ 9, nhiệm kỳ 2018-2023.

Huyện ủy Cao Phong tổ chức hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020

(HBĐT) – Chiều ngày 23/5, Huyện ủy Cao Phong tổ chức hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ  2015-2020; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của BCH, BTV Huyện ủy. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy dự và chỉ đạo hội nghị.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước, góp phần đắc lực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

(HBĐT)- Chiều 23/5, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hòa Bình về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017, những tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 7 tháng cuối năm 2018. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2018

(HBĐT)- Sáng 22/5/2018, ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã làm việc tại tổ để thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016. Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình thuộc tổ thảo luận số 16 gồm các tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2018-2023 thành công tốt đẹp

(HBĐT) - Như tin đã đưa, trong ngày 22 và  sáng ngày 23/5, tại Cung Văn hóa tỉnh đã diễn ra Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Dự và chỉ đạo đại hội có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Cường, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo LĐLĐ một số tỉnh bạn, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, LĐLĐ tỉnh qua các thời kỳ, cùng 250 đại biểu đại diện cho hơn 80 ngàn đoàn viên, công chức, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn tỉnh.

 

Tuổi trẻ huyện Yên Thủy học tập và làm theo Bác Hồ

(HBĐT) - "Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, tuổi trẻ huyện Yên Thủy đã thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức cách mạng, phong cách của Bác. Từ đó nêu cao trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội, thi đua lao động, học tập sáng tạo, xung kích, tình nguyện trong mọi hoạt động, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng, Đoàn các cấp”. Đó là nhận định của đồng chí Trương Đức Huy, Phó Bí thư Huyện Đoàn Yên Thủy sau 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Bộ Chính trị trong các cơ sở Đoàn toàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục