Sáng 7-6, bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với báo chí về một số nội dung trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.


Theo Thủ tướng, trên thế giới, nhiều nước đã xây dựng đặc khu, gần nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều nước thành công nhưng cũng có nước không thành công. Có nước trong khu vực Đông - Nam Á như Ma-lai-xi-a đã cho thuê đất 99 năm, Trung Quốc cũng có những khu vực cho thuê như vậy. Thủ tướng cho biết, khi đưa ra dự án luật thì có nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân, của trí thức, của kiều bào với "khí thế hết sức sôi nổi, tinh thần yêu nước nồng nàn, hết sức hoan nghênh”.

Thủ tướng khẳng định: "Chúng ta phải tiếp thu, lắng nghe những điều cần thiết để điều chỉnh luật, bảo đảm đất nước phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh nhưng phát triển bền vững, bảo đảm độc lập chủ quyền, tự do của đất nước một cách lâu dài, bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc một cách căn bản, xuyên suốt trong quá trình gìn giữ non sông đất nước. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng, lắng nghe ý kiến này, chúng ta phải điều chỉnh lại vấn đề thời gian thuê đất một cách hợp lý, phù hợp nguyện vọng chính đáng mà nhân dân phản ánh”.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, có một số người đã hiểu nhầm về vấn đề này. Đây là đất thuê, hằng năm UBND trình HĐND tỉnh giá thuê đất chứ không phải giao vĩnh viễn theo dạng nhượng tô, nhượng địa như Hồng Công (Trung Quốc) trước đây. Theo Thủ tướng, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào đặc khu có cơ cấu phù hợp, tỷ lệ cần thiết chứ không phải chỉ của một nước. An ninh quốc gia, an ninh kinh tế đi liền với nhau trong xây dựng đặc khu và mọi người không lo là một quốc gia nào đó đầu tư độc quyền trong vấn đề này. Nhưng tất nhiên, phải thiết kế cụ thể, tạo ra khung pháp lý cần thiết. Tất cả ý kiến đều phải được lắng nghe, xem xét. Nếu có quy định 99 năm thì đó cũng là trường hợp đặc biệt, chỉ áp dụng đối với những cơ sở hạ tầng quan trọng mà phải đầu tư vốn rất lớn, thuê đất lâu dài. Trước ý kiến của người dân, Chính phủ tiếp thu ý kiến dư luận, trình Quốc hội, lắng nghe ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng điều chỉnh xuống, bảo đảm nguyện vọng của người dân một cách phù hợp. Còn việc điều chỉnh xuống bao nhiêu năm Quốc hội sẽ xem xét. Chúng ta phải tạo thể chế, môi trường đầu tư tốt để có thể cạnh tranh được, các chính sách này tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi quốc gia dân tộc là tối thượng.

 

                      TheoNhandan

Các tin khác


Hoạt động chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06/6/2018 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

(HBĐT)-Ngày 06/6/2018, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giáo dục phổ thông; Công tác quản lý giáo dục mầm non, nhất là giáo dục mầm non ngoài công lập; Giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.

Kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc

(HBĐT) - Sáng nay 7/6, tại Cung văn hóa tỉnh, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018) và tôn vinh điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) giai đoạn 2016 - 2018.

Lãnh đạo tỉnh dâng hương Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Ngày 7/6, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dự lễ kỷ niệm đã làm lễ dâng hương báo công tại tượng đài Bác Hồ.

Thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng (TĐKT) tỉnh đã trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về ý nghĩa Lời kêu gọi và phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh.

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Cách đây 70 năm, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, BCH T.ư Đảng đã ra Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Để triển khai Chỉ thị này, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam Bộ kháng chiến, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn éảng, toàn quân và toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục