(HBĐT) -Thực hiện Đề án 1084 về "Thí điểm sáp nhập tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” đến nay, tỉnh đã tiến hành làm điểm ở 22 đơn vị hành chính cấp xã.

Cụ thể, nhập 82 thôn, xóm để thành lập, đặt tên 41 thôn, xóm; nhập 39 tổ dân phố để thành lập, đặt tên 19 tổ dân phố, đổi tên 2 tổ dân phố và thành lập mới 1 xóm... Như vậy, ngoài giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQ SDĐ) của các hộ được điều chỉnh theo địa giới hành chính mới.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Sau khi sáp nhập, việc điều chỉnh biến động địa giới hành chính ở giấy CNQSDĐ của những hộ đã thay đổi tên xóm, tổ là việc làm bắt buộc. Việc điều chỉnh này sẽ thuận tiện cho các hộ giao dịch, sử dụng như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp ngân hàng. Theo Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP thì "Biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính, thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 15 ngày”. Đối với hồ sơ đăng ký biến động địa giới hành chính, theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, việc đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất thì chủ sở hữu đất đai nộp hồ sơ đăng ký tại đơn vị hành chính công của huyện, thành phố bao gồm đơn đăng ký biến động đất đai và giấy CNQSDĐ bản gốc đã cấp. Việc thay đổi thông tin về địa chỉ trên giấy CNQSDĐ sẽ được thực hiện theo 2 hình thức: chỉnh lý thông tin trên trang 4 trong giấy CNQSDĐ hoặc cấp mới (do người dân yêu cầu).

Tuy nhiên, việc thay đổi địa chỉ thửa đất lần này không phải do người dân tự thay đổi vị trí mà do thực hiện Đề án 1084 của tỉnh về sáp nhập tổ dân phố, thôn xóm. Do vậy, trong thời gian tới, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện, thành phố thực hiện việc kê khai giấy CNQSDĐ. Sau đó, thông báo nội dung, quy trình chỉnh lý đến các xã, thôn, xóm và các hộ. Văn phòng đăng ký đất đai cấp phát tờ khai đến các hộ thông qua tổ, xóm. Sau khi kê khai, các hộ cử đại diện trong tổ dân phố, xóm nộp hồ sơ cho hành chính công. Như việc chỉnh lý sẽ tập trung, không mất thời gian, công sức, chi phí của nhân dân. Đối với phí điều chỉnh thông tin giấy CNQ SDĐ theo quy định, lệ phí ở các huyện là 20.000 đồng /lần, thành phố 28.000 đồng / lần. Sở sẽ báo cáo đề xuất UBND tỉnh miễn lệ phí cho những trường hợp điều chỉnh do sáp nhập, kiện toàn xóm. Nếu người dân yêu cầu cấp mới sẽ phải trả phí. Việc điều chỉnh thông tin trên giấy CNQ SDĐ không ảnh hưởng đến các giao dịch khác như chuyển nhượng, thế chấp ngân hàng… Đối với những giấy CNQSDĐ đang được các hộ thế chấp trong ngân hàng để vay vốn thì ngân hàng và chủ sử dụng đất đứng ra thay đổi thông tin.

                                                                                                   Việt Lâm


Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục