Sáng 10/9, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27. Theo chương trình, phiên họp sẽ diễn ra tới hết ngày 20/9.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Ngân cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về
8 dự án luật chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6. Trong đó có 3 dự án luật
đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống
tham nhũng (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về 5 dự án luật
trình Quốc hội lần đầu, gồm: Luật Hành chính công; Luật sửa đổi, bổ sung các
Luật có quy định liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thi hành án hình sự; Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Đầu tư công.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo: Công tác
của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối
cao, Kiểm toán Nhà nước năm 2018; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, công
tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công
tác phòng, chống tham nhũng năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi
hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; việc thực hiện nghị quyết về
giám sát chuyên đề, nghị quyết về chất vấn kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
đến kỳ họp thứ 4, các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chất vấn tại
các phiên họp; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục
tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Kế hoạch kiểm toán năm 2019 của Kiểm
toán Nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào các nội dung: Chuẩn
bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các
chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn; thảo luận, cho ý kiến về 2 đề án tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và đề án Thực hiện
thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng Nhân dân
và Văn phòng Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.
Cùng với đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phương án phân
bổ sử dụng nguồn kinh phí còn lại và xử lý vướng mắc trong việc chuyển nguồn
kinh phí thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2017; phương án bổ sung kế
hoạch đầu tư vốn nước ngoài giai đoạn 2016-2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam; việc bổ sung kinh phí mua hạt giống cây trồng dự trữ quốc gia đã xuất cấp
năm 2017; xem xét, quyết định thành lập: Phường Mỹ Đức thuộc thị xã Hà Tiên;
thành lập thành phố Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang; tòa án quân sự khu vực, tòa
án quân sự quân khu và tương đương; biên chế, số lượng thẩm phán của tòa án
quân sự các cấp; việc bổ sung số lượng thẩm phán sơ cấp cho tòa án nhân dân
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến
về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
(sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật Phòng,
chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga
cho biết, hầu hết các nội dung lớn của dự thảo Luật đã được Ủy ban Thường vụ
Quốc hội cho ý kiến thống nhất.
Riêng quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không
giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) vẫn còn có nhiều ý kiến khác
nhau. Hiện có những luồng ý kiến đó là: xử lý giải quyết tại tòa án; thu thuế
thu nhập cá nhân và xử phạt hành chính ở mức cao đối với hành vi không giải
trình được hợp lý nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm; giữ quy định Luật
Phòng, chống tham nhũng hiện hành; hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính.
Về phương án 1 (xem xét, giải quyết tại tòa án): Theo phương
án này, đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không
giải trình được hợp lý về nguồn gốc, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chuyển
Kết luận xác minh và các tài liệu có liên quan để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền
xem xét, quyết định về tính hợp lý của việc giải trình.
Tòa án ra quyết định thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm nếu
người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc hoặc bác
yêu cầu của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong trường hợp người có nghĩa
vụ kê khai đã giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm.
Ưu điểm của các phương án này là thể hiện được thái độ mạnh
mẽ của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê
khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc; giải quyết được những vướng mắc
trong kiểm soát tài sản, thu nhập của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành;
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, việc giao cho Tòa án xem xét, quyết định về tính
hợp lý của việc giải trình cũng bảo đảm được tính khách quan, minh bạch và
quyền lợi của các bên. Đây cũng là hình thức xử lý mà nhiều nước trên thế giới
đang áp dụng.
Về phương án 2 (thu thuế thu nhập cá nhân), nếu Nhà nước
không chứng minh được tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai
do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có thì tạm coi đây là một khoản thu nhập phải
chịu thuế, người kê khai phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ưu điểm của phương án này là thể hiện thái độ rõ ràng của Nhà
nước khi xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không
giải trình được hợp lý về nguồn gốc bằng công cụ kinh tế (thuế) nên thời gian
xử lý ngắn hơn, hạn chế được tâm lý nặng nề đối với người có nghĩa vụ kê khai
so với việc xử lý thông qua con đường Tòa án.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là chưa thể hiện được
thái độ thật nghiêm khắc của Nhà nước trong xử lý tài sản, thu nhập có dấu hiệu
không minh bạch trong phòng, chống tham nhũng, có thể dẫn đến việc trùng lặp
trong thu thuế hoặc bỏ lọt hành vi phạm tội trốn thuế. Phương án này chưa bảo
đảm đầy đủ quyền được bảo vệ tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai
thông qua thủ tục tố tụng tư pháp có tranh tụng công khai tại Tòa án…
Sau khi cân nhắc kỹ các ưu điểm, nhược điểm của từng phương
án, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Cơ quan trình dự án đề nghị lựa chọn phương
án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc
qua thủ tục xem xét, giải quyết tại Tòa án vì cho rằng đây là phương án có
nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương án khác.
Thảo luận về vấn đề này hiện các thành viên của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội đã nêu lên những ý kiến khác nhau. Có ý kiến đồng tình phương án 1
và cho rằng, đây là phương án hay và cử tri cũng sẽ rất hoan nghênh.
Tuy nhiên, cũng cần tính tới tính khả thi của phương án này.
Có ý kiến thì cho rằng, cần trở lại gốc của vấn đề là kiểm soát dòng tiền và
tài sản. Khi có quy định về kê khai tài sản, thu nhập thì căn cứ vào đó, nếu có
vi phạm thì xử lý.
Với tài sản, thu nhập không giải trình hợp lý về nguồn gốc,
thì áp dụng biện pháp thu thuế. Đối với tài sản thu nhập tăng thêm mà người có
nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì đến nay pháp
luật chưa có quy định nào để xử lý.
Với tài sản này, không loại trừ có nguồn gốc bất hợp pháp.
Chính vì thế, cần có quy định để xử lý vấn đề này. Việc xử lý nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, phù hợp với xu thế chung, phù hợp
với lòng dân…
Sáng cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế
hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê
chuẩn tại kỳ họp thứ 6 theo quy định tại Nghị quyết số 85/2014/QH13 của Quốc
hội./.
Theo Việt Nam Plus
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức LB Nga, chiều 7-9, tại trụ sở Ðu-ma Quốc gia ở Thủ đô Mát-xcơ-va, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Ðu-ma quốc gia Quốc hội LB Nga (Hạ viện) V.Vô-lô-đin.
Sáng 7-9, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho Đài Phát thanh Giải phóng; kỷ niệm 73 năm Ngày Thành lập (7-9-1945 - 7-9-2018). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến.
(HBĐT) - Nhận thức rõ chi bộ Đảng là nơi trực tiếp quản lý và rèn luyện đảng viên, mọi đảng viên thực hiện các nhiệm vụ của mình chủ yếu ở chi bộ và được đánh giá ở chi bộ. Do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ sẽ quyết định vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng và đảng viên. Từ đó, những năm qua, Đảng bộ huyện Kỳ Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị của Trung ương và BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ.
(HBĐT) - Ngày 7/9, tại UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2018. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.
Ngày 6-9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang (LB) Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại thành phố Xô-tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp hẹp và hội đàm với Tổng thống Nga V.Putin.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang cùng đại diện lãnh đạo một số sở ngành của tỉnh đã thăm và làm việc với khu du lịch, sản xuất Đông trùng hạ thảo, thuộc Công ty Herbal King mai Châu.