Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng, QH đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.


Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học một cách thực chất

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nêu rõ, qua thảo luận tại Kỳ họp thứ Năm, tại các phiên họp lần thứ 26, 27 của UBTVQH và tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách (tháng 9.2018) cũng như góp ý của các Đoàn ĐBQH, đa số ý kiến đều tán thành sự cần thiết, nội dung, phạm vi sửa đổi và cho rằng dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu, có thể trình QH xem xét thông qua. Thực tế, mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Luật Giáo dục song Luật Giáo dục đại học chỉ tuân thủ nguyên tắc, nguyên lý cơ bản về giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, hầu hết các nội dung giữa hai dự thảo Luật cơ bản đã thống nhất, không có xung đột, mâu thuẫn. Việc thông qua Luật Giáo dục đại học tại Kỳ họp này là cần thiết để tạo hành lang pháp lý một cách kịp thời cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy tự chủ, góp phần vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học một cách thực chất.


Toàn cảnh Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển 

Liên quan đến quy định về cơ sở giáo dục đại học, các đại biểu đề nghị quy định rõ ràng, mạch lạc mô hình cơ sở giáo dục đại học, phân biệt và giải thích rõ các khái niệm đại học, trường đại học, học viện; làm rõ địa vị pháp lý của các loại hình trường. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật quy định rõ hệ thống giáo dục đại học Việt Nam bao gồm: trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học); đại học (là tổ hợp các trường đại học; trường trực thuộc) và các cơ sở giáo dục đại học khác phù hợp với quy định của pháp luật. Hạt nhân cơ bản của hệ thống là trường đại học với cơ cấu tổ chức chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Học viện được điều chỉnh chung với trường đại học do đây chỉ là tên gọi của một số cơ sở giáo dục đại họcđã hình thành và đang tồn tại trong thực tiễn mà không có sự khác biệt so với trường đại học cả về cơ cấu tổ chức, chức năng, sứ mệnh. Đại học là nhóm các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên; trường và các đơn vị trực thuộc khác, cùng hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý nhằm gia tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và đóng góp của toàn hệ thống đối với xã hội.

Dự thảo Luật cũng quy định nguyên tắc để các trường đại học và đại học tự chủ quyết định mô hình và cấu trúc của cơ sở giáo dục đại học; theo đó, các trường đại học có thể tự phát triển và thành lập các trường trực thuộc bên trong (theo điều kiện, tiêu chuẩn do Chính phủ quy định) để trở thành đại học; hoặc trên cơ sở tự nguyện hay được Nhà nước quy định, các trường đại học được sáp nhập với nhau để trở thành một đại học. Các đại học quyết định cấu trúc và cơ chế quản lý của mình theo quy định pháp luật.

Sớm có trường đại học mạnh, đạt chuẩn khu vực, quốc tế


ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) phát biểu tại Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Huỳnh Thành Đạt (TP Hồ Chí Minh) thống nhất với định hướng hình thành, phát triển các đại học lớn trong tương lai như quy định của dự thảo luật. Quan điểm mới, mang tính chiến lược lâu dài là trường đại học có thể chuyển thành đại học, các trường đại học có thể liên kết với nhau thành đại học. Theo cách như thế có thể sớm có trường đại học mạnh, đạt chuẩn mực khu vực, quốc tế. Ở Mỹ, Pháp, Châu Âu xu thế này đang diễn ra rất mạnh và có hiệu quả. Tuy nhiên, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) lại bày tỏ ngại về quan điểm này. Theo ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ban soạn thảo cần xem xét lại mô hình trường đại học trong đại học. Và chỉ nên thống nhất một mô hình trường đại học chung, bỏ đại học vùng tức là trường đại học trong đại học, nhằm đơn giản hóa mô hình giáo dục đại học. Bởi lẽ theo khái niệm trường đại học và đại học như dự thảo luật thì ở nước ta, ngoài Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, còn lại đều gọi là trường đại học, việc cho sáp nhập trường đại học thành đại học tức là mở đường cho việc ồ ạt thành lập các trường đại học.  


ĐBQH Lê Quang Trí (Tiền Giang) phát biểu tại Phiên họp sáng 6.11 

Ảnh: Lâm Hiển

Đối với xếp hạng cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo (Điều 9), một số ý kiến ĐBQH cho rằng đây là quy định rất cần thiết, tạo động lực cho các cơ sở giáo dục đại học phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học có thêm thông tin để chọn trường. Theo ĐBQH Lê Quang Trí (Tiền Giang), để bảo đảm việc xếp hạng minh bạch, khách quan, trung thực, ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung quy định về các tổ chức xếp hạng như điều kiện thành lập, tiêu chí, tiêu chuẩn xếp hạng, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức này… Vì nếu các tổ chức xếp hạng này không trung thực, không khách quan thì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ sở giáo dục đại học cũng như quyết định chọn trường của sinh viên.

 

                                      TheoĐaibieunhandan

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục