(HBĐT) - Với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, ủng hộ lương thực, thực phẩm để phục vụ cho Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
Theo tài liệu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1929-2010), tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương của chiến dịch, tỉnh Hòa Bình đã huy động và tổ chức 3 đại đội TNXP, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao và mở rộng hơn 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La). Các lực lượng bộ đội địa phương, TNXP cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, đường để đảm bảo giao thông thông suốt. Ngoài ra, hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương tham gia vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa, vũ khí và cứu chữa cho thương binh.
Tổng kết, trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, Hòa Bình đã huy động trên 380 nghìn lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170 nghìn ngày công xay, giã 545 tấn thóc thóc, cung cấp cho bộ đội gần 40 tấn thịt, gần 1.900 m3 gỗ và tre, bương. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các cuộc tấn công nhằm kiềm chế và tiêu hao sinh lực địch.
V.Đ (TH)
Thủ tướng khẳng định phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta phải có ý chí, niềm tin, khát vọng vươn lên, xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng.
Chiều 6-5, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Ban Chỉ đạo 182 Trung ương (T.Ư), Ban Kinh tế T.Ư, Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020” (Kết luận 48).
Bài 3: Tiềm năng du lịch chưa được đánh thức
Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ được xác định là một nguồn lực quan trọng, là tiềm năng lợi thế, sản phẩm chủ lực, nổi bật cho phát triển du lịch của cả khu vực Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Vốn dĩ không có thế mạnh về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp lại khó khăn, thế nên với Điện Biên, khai thác tốt di tích Điện Biên Phủ kết hợp với khai phá vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất miền Tây Bắc là con đường sớm nhất để giảm đói, nghèo. Thế nhưng, thực tế lại không như mong muốn.
(HBĐT) - Tháng 3 được Ban Bí thư T.Ư Đảng chọn làm Tháng Thanh niên từ năm 2004. Trải qua 16 năm thực hiện, Tháng Thanh niên đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của tuổi trẻ huyện Lạc Sơn. Triển khai Tháng Thanh niên năm 2019 với chủ đề "Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, các cấp bộ Đoàn huyện Lạc Sơn đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn huyện.
(HBĐT) - Nhuận Trạch và Hòa Sơn là 2 xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Lương Sơn. Đảng bộ xã Nhuận Trạch đang khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng xã NTM .
Bài 2: Điện Biên Phủ qua những hồi ức
Sau 65 năm, chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa nay đã trở thành một thành phố trẻ nhộn nhịp sức sống. Con đường Võ Nguyên Giáp chạy dài suốt trung tâm thành phố như gợi nhắc muôn đời về người Đại tướng kính yêu cùng trận chiến "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Những người lính góp phần làm nên chiến thắng đó nay không còn nhiều và đều đã trên dưới 90 tuổi.
Chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn, khi vẫn được nghe chính nhân chứng lịch sử kể chuyện đánh trận năm xưa.