Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ khai lễ 1000 năm Thăng Long.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ khai lễ 1000 năm Thăng Long.

Sáng nay (1/10), Hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” đã vang lên tại tượng đài Lý Thái Tổ, mở màn cho 10 ngày Đại lễ. Thủ đô Hà Nội bắt đầu sống trong những ngày hội với nhiều sắc thái, xúc cảm…

Tới dự lễ khai mạc Đại lễ có  Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân...
 
Ngoài ra, còn có 1.000 đại biểu tham dự lễ khai mạc. 
 
Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng, mở màn cho 10 ngày Đại lễ. 
 
Gióng trống khai hội non sông.
 
Sau lễ chào cờ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị có bài phát biểu khai mạc Đại lễ. Trong bài phát biểu của mình, ông Phạm Quang Nghị bày tỏ lòng biết ơn công lao trời bể của các vị tiền nhân, cùng góp sức xây dựng Thăng Long.
 
“Chúng ta tự hào với di sản văn hoá lâu đời của Thăng Long cùng những tác phẩm bất hủ. Hà Nội mang trong mình những tiềm năng sức mạnh tinh thần vật chất to lớn. Thành phố đã đạt được những thành tựu to lớn”, ông Nghị nói.
 
Bà Bokova trao bằng Di sản văn hoá thế giới khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long
 
Tiếp sau đó, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Bokova đã  trao bằng Di sản văn hoá thế giới khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
 
Sau nghi thức thả chim bồ câu, phần lễ kết thúc (9h30) là lúc bắt đầu phần hội tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (kéo dài đến 16h30).
 
Lễ khai mạc sẽ hào hùng, sâu lắng... (Ảnh: Hanoi.gov.vn)

Trong phần hội, sân khấu chính tại vườn hoa Lý Thái Tổ có sự góp sức của 1.000 nghệ sĩ, mỗi sân khấu còn lại có từ 100 đến 400 nghệ sĩ. 5 sân khấu này do các nhà thơ, nghệ sĩ, đạo diễn: Phan Huyền Thư, Thảo Vân, Đức Trịnh, Đinh Công Thuận, Lại Văn Đăng phụ trách.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, Tổng đạo diễn lễ khai mạc, ông Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội cho biết, lễ khai mạc sẽ mang dấu ấn, tầm vóc sự kiện lịch sử của dân tộc, thể hiện tính linh thiêng, hào hùng sâu lắng, xúc động, nhưng hào hoa và thanh lịch...

Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Ngô Thị Thanh Hằng cho biết thêm, lễ khai mạc với 5 sân khấu xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám sẽ thực sự như một ngày hội.

Ngày khai mạc Đại lễ sẽ mở màn cho trên 50 hoạt động khác nhau trong 10 ngày Đại lễ. Có thể kể tới các hoạt động văn hoá nghệ thuật như “Đêm Hồ Gươm lung linh và trình diễn áo dài truyền thống” tại xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm (đêm 1/10),  Biểu diễn các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội tại vườn hoa Lý Thái Tổ (đêm 4/10), Biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sỹ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát lớn (đêm 5/10), Biểu diễn của các đoàn nghệ thuật quốc tế tại các sân khấu ngoài trời (đêm 9/10), Chương trình Lễ hội đường phố của Tuổi trẻ Thủ đô và cả nước tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (đêm 8/10)…
 
Sẽ có 10 ngày đậm sắc văn hóa Việt

Hoạt động trưng bày hiện vật lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu sẽ khai mạc ngày 2/10. Kế tiếp đó, trong 10 ngày Đại lễ có nhiều triển lãm như: Triển lãm các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử quân sự Việt Nam (khai mạc chiều 4/10), Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khai mạc chiều 4/10), Triển làm Những tấm lòng với Thăng Long Hà Nội tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị (sáng 6/10)…

Cũng trong dịp Đại lễ sẽ có liên hoan ẩm thực Hà thành tại công viên nước Hồ Tây (tối 6/10), liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (sáng 6/10), Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn (đêm 2/10)…

Nhiều công trình trọng điểm chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cũng sẽ được khánh thành trong dịp Đại lễ như khánh thành tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn (tại công viên Thống Nhất),Công viên Hoà Bình, Bảo tàng Hà Nội, Rạp Công nhân, …

“Con đường gốm sứ” cùng được khánh thành trong dịp này (5/10). Đặc biệt hơn, Tổ chức Kỷ lục Guinness sẽ có mặt tại buổi lễ khánh thành “Con đường gốm sứ” và trao bằng chứng nhận “Bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới’.
 
Lễ diễu binh với quy mô lớn nhất từ trước tới nay (Ảnh: Hữu Nghị)

Sự kiện quan trọng trong dịp Đại lễ là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sẽ diễn ra sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình. Đây là chương trình mít tinh, diễu binh diễu hành cấp quốc gia quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 31.000 người.

Đêm hội văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long tại SVĐ quốc gia Mỹ Đình (đêm 10/10) dự kiến sẽ là đêm nghệ thuật hoành tráng được “chốt” lại bằng màn bắn pháo hoa nghệ thuật. Màn bắn pháo hoa tại 28 điểm khác nhau trên toàn Thành phố ngay sau đó sẽ khép lại 10 ngày Đại lễ

                                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục