Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình ngày 17/8/1962. ảnh: T.L

Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình ngày 17/8/1962. ảnh: T.L

(HBĐT) - Trải qua 125 năm thành lập tỉnh, một chặng đường dài thăng trầm của buổi đầu được gọi tỉnh Mường, đến nay, tỉnh ta từ ngày có Đảng đã có một gương mặt mới, một hình thái mới với sự phát triển không ngừng.

 

Ngày 8/10/1950, tỉnh Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất. Một tuần lễ sau giữa niềm vui tràn ngập Hòa Bình được giải phóng, quân và dân các dân tộc Hòa Bình vô cùng phấn khởi đón nhận thư của Bác Hồ:

“Gửi đồng bào thân mến!

Đã mấy năm đồng bào sống cực khổ dưới gót sắt giặc Pháp dã man, chịu đủ thứ áp bức tàn nhẫn.

Nhờ nhân dân hăng hái, bộ đội ta dũng cảm, Chính phủ ta kiên quyết mà nay đồng bào đã được giải phóng, trở lại sống trong lòng yêu dấu của Tổ quốc.

Tôi thay mặt Chính phủ gửi lời chào thân ái an ủi toàn thể đồng bào” (1).

Bác không quên động viên và biểu dương các LLVT tỉnh ta, trong thư Bác đã khen và giao nhiệm vụ:

“Gửi chiến sĩ và cán bộ Hòa Bình”

Các chú đã đánh bật giặc ra khỏi Hòa Bình. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú.

Sau đây là những việc cần phải làm ngay.

“... Canh phòng cẩn thận, tuyệt đối không được vì thắng mà kiêu, không được chủ quan.

- Giúp địa phương chỉnh đốn hành chính cho có  ngăn nắp.

- Bộ đội phải giúp đồng bào tăng gia sản xuất.

- Thực hành chính sách toàn dân đại đoàn kết” (2).

Giải phóng Hòa Bình lần thứ nhất, ngày 1/12/1950, hơn 20 nghìn nhân dân các dân tộc, CB-CS từ nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh tập trung về Cao Phong tưng bừng phấn khởi dự lễ mừng chiến thắng, đọc thư Bác Hồ gửi quân và dân các dân tộc Hòa Bình.

Chưa đầy 4 năm, thực dân Pháp quay lại đánh chiếm Hòa Bình. Ngày 24/11/1951, BCH T.ư Đảng ra Chỉ thị “Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”. Trước khi chiến dịch mở màn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho CB-CS bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích:

“... Bác đang để dành giải thưởng đặc biệt cho bộ đội nào, chiến sĩ nào lập công to nhất. Bác chờ nhiều báo cáo thắng trận của các chú” (3).

Cuộc tấn công quân sự của các LLVT kết hợp với phong trào của các tầng lớp nhân dân, chiến dịch Hòa Bình toàn thắng vào ngày 23/2/1952.

 

Chiến dịch Hòa Bình thắng lợi, nhân dân các dân tộc càng thêm tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến nên khi chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử mở màn,  dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân các dân tộc Hòa Bình lại nô nức góp sức người, sức của cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một vinh dự đặc biệt cho quân và dân Hòa Bình ngày 19/10/ 1958, Bác Hồ về thăm tỉnh ta. Nói chuyện với nhân dân và CB-CS LLVT tại trường Đảng của tỉnh ở bến Ngọc, xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, Bác căn dặn: “Nhiệm vụ của đồng bào, cán bộ, bộ đội hiện nay là đoàn kết hơn nữa giữa các dân tộc, giữa quân và dân, giữa lương và giáo... phải cảnh giác vì ta xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH, bọn Mỹ - Diệm sẽ tìm cách phá hoại...” (4).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc vừa lao động sản   xuất, bảo vệ đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa. Ngày 17/8/1962, Bác Hồ đã về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình - Bác nói: “Bác rất vui được lên thăm đồng bào, chiến sĩ và các cháu thanh - thiếu niên ở Hòa Bình”. Bác căn dặn: đoàn kết - kỷ luật - thực hành dân chủ. Lời Bác dặn không những cho thầy, trò trường Thanh niên LĐ XHCN Hòa Bình mà cho cả toàn dân.

Dòng chảy thời gian, kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh mãi khắc sâu tấm lòng mà Bác đã dành cho Hòa Bình với một lòng biết ơn vô hạn.

 

                                                                             Văn song (T.T.V)

 

Ghi chú:

- 1, 2, 3, 4: Trích cuốn “Hòa Bình lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” của Nhà xuất bản Quân đội.

 

 

 

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục