Các đại biểu QH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ.

Các đại biểu QH tỉnh Hòa Bình thảo luận tại tổ.

(HBĐT) - Chiều ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.

 

Cơ bản các ý kiến nhất trí với Tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII do Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình bày. Các ý kiến cho rằng, Quốc hội cần xem xét kỹ việc xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, vì công tác xây dựng luật hiện nay của Quốc hội rất cập rập. Dự án luật gửi về địa phương cần có thời gian hợp lý, tránh tình trạng gửi dự án luật về địa phương quá chậm, địa phương không đủ thời gian  tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý trước khi đi dự kỳ họp Quốc hội đã làm ảnh hưởng nhất định đến việc nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến góp ý với Quốc hội. Cần xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII sao cho sát với thực tế, đồng thời nghiên cứu, đổi mới cách làm luật của Việt Nam hiện nay.  Các đại biểu cũng cho rằng nhiều năm qua, HĐND các tỉnh đã kiến nghị lên các cơ quan Trung ương để nghị sớm xây dựng Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân nhưng vẫn chưa được đưa vào chương trình chính thức khóa XIII, trong khi đó đây là vấn đề rất bức xúc ở địa phương. Ngoài ra, Quốc hội cần bổ sung các giải pháp để tránh việc mâu thuẫn, chồng chéo khi ban hành luật, tổ chức các hội thảo, lắng nghe ý kiến các chuyên gia và nhà khoa học, đảm bảo xây dựng luật có chất lượng, tránh việc sửa đổi, bổ sung quá nhiều luật.

 

Đại biểu Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cho rằng, theo chương trình thì Luật sửa đổi chiếm tới trên 50% tổng số các Luật đề nghị thông qua đã cho thấy việc ban hành luật hiện nay chất lượng chưa cao. Đề nghị Quốc hội xem xét và đưa Luật bầu cử Quốc hội và Luật bầu cử Hội đồng nhân dân vào chương trình chính thức.

 

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hạn chế tối đa việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sau khi Quốc hội đã thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tích cực chuẩn bị dự án luật cho kịp tiến độ, gửi dự án luật cho địa phương nên xác định nội dung trọng tâm cần xin ý kiến, tránh góp ý tràn lan, không hiệu quả. Hội Dồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội khi họp thẩm tra, cho ý kiến dự án luật cần có mặt Ban soạn thảo để giải trình các vấn đề mà đại biểu đặt ra.

 

* Sáng  ngày 3/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật bảo hiểm tiền gửi và dự án Luật tài nguyên nước.  Cơ bản các ý kiến nhất trí với với báo cáo thẩm thẩm tra dự án Luật bảo hiểm tiền gửi và báo cáo thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi) do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trình bày.

      

Đối với dự án Luật bảo hiểm tiền gửi, các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Luật, nên mở rộng đối tượng điều chỉnh tiền gửi. Cần quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền và bên bảo hiểm. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Mô hình hoạt động và chức năng giám sát của bảo hiểm tiền gửi được thực hiện giám sát từ xa thông qua những người tham gia thực hiện tiền gửi. Nguyên tắc hoạt động bảo hiểm tiền gửi là bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí nhưng dự thảo Luật chưa thể hiện rõ vấn đề này. Cần đưa vào Luật một số chế tài cụ thể để bảo hiểm tiền gửi bảo toàn được nguồn vốn của mình và chống thất thoát nguồn tiền của nhà nước. Nhiều từ ngữ trong luật không rõ ràng, nặng tính chuyên môn gây khó khăn trong quá trình thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại.

     

 Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn Hòa Bình cho rằng, đối tượng áp dụng của luật không thể hiện được đầy đủ quan điểm về việc cần thiết phải ban hành Luật. Hiện nay, đồng đôla vẫn đang được lưu thông phổ biến trên thị trường Việt Nam, do đó có nên bảo hiểm cả tiền đôla không? Nếu chỉ bảo hiểm tiền đồng thì vô hình chung đã bỏ lọt một khoản tiền lớn trong lưu thông.

    

Đối với Luật tài nguyên nước, về phạm vi điều chỉnh cần có sự thống nhất trong các văn bản đã quy định, tránh sự chồng chéo. Đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ quy hoạch tài nguyên nước vùng và tài nguyên nước theo dòng sông, tài nguyên nước nước ngầm nhằm khai thác sử dụng nguồn nước đúng mục đích, chống lãng phí. Việc thanh tra chuyên ngành tài nguyên nước là trách nhiệm của các ngành, các cấp trong xã hội. Đề nghị có thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước để đảm bảo thanh tra được thực hiện nghiêm minh. Theo dự thảo luật có tới 24 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành là quá nhiều dẫn tới tình trạng nhiều vấn đề không minh bạch, không tạo điều kiện cho người thực hiện. Nếu những quy định nào cụ thể hóa được đề nghị đưa vào Luật cho rõ. Nhiều quy định khó thực hiện sẽ phát sinh những thủ tục hành chính sẽ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nhiều quy định trong Luật còn mang tính kỹ thuật, chuyên môn, gây khó hiểu cho người thực hiện.

 

 

                                                      Bích Ngọc

                          Văn Phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh

 

Các tin khác

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhật hoàng Akihito.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2011 - 2012

(HBĐT) - Ngày 2/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân 2011 - 2012. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PNNT và đại diện các huyện, thành phố tại 11 điểm cầu trực tuyến. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý - 7 năm nhìn lại

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 42 ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, BTV Tỉnh uỷ đã xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy chuẩn và đạt được những kết quả thiết thực. Qua đó tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW của Ban Bí thư T.ư Đảng về công tác nhân quyền trong tình hình mới

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 14/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 19/10/2011, BCĐ Nhân quyền tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 05 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 12/7/2010 của Ban Bí thư T.ư Đảng về công tác nhân quyền trong tình hình mới.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Cơ yếu

Chiều 1/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cơ yếu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 1/11, tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Yokomichi Takahiro.

Tổng Bí thư tiếp Ban lãnh đạo thường trực Interpol

Chiều 1/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ban lãnh đạo Thường trực Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) do ông Khoo Boon Hui, Chủ tịch Interpol, làm Trưởng đoàn đang tham dự Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tổ chức tại Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục