Trạm y tế xã Thu Phong được tổ chức chilfund tài trọ vào hoạt động năm 2010 đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Trạm y tế xã Thu Phong được tổ chức chilfund tài trọ vào hoạt động năm 2010 đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

(HBĐT) - Thật vui khi được gặp gỡ những phụ nữ sống ở vùng sâu, xa nhất của huyện Cao Phong đã xóa bỏ được sự mặc cảm tự ti vì sự nghèo, thiếu kiến thức và kỹ năng sống. Chị Đinh Thị Vĩnh, Chủ tịch Hội PN huyện cho chúng tôi hay, đó là nhờ chính sách đối ngoại nhân dân của Đảng đã tạo điều kiện để huyện tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, đầu tư của các tổ chức phi Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu XĐ-GN, tạo việc làm, nâng cao vai trò, vị thế cho PN.

 

Hiện tại, 13 xã, thị trấn trong toàn huyện đều đã được thụ hưởng các dự án phi Chính phủ. Trong đó có nhiều dự án đã đầu tư vào huyện với thời gian khá dài như: Dự án DEVAID (Phần Lan), dự án Chilfund, dự án CED, gần đây có thêm dự án JICA (Nhật Bản), dự án phòng - chống bạo lực gia đình của tổ chức GRET, dự án Pisart (Thụy Sỹ)... Theo lời chị Vĩnh, những dự án này mặc dù  chỉ mang quy mô nhỏ nhưng những tác động của nó thì hết sức lớn lao. Ví như dự án DEVAID (Phần Lan) được triển khai ở 4 xã nhưng nguồn vốn hỗ trợ chỉ gồm 500 triệu đồng. Tuy nhiên, cái được khi tham gia dự án là  người dân được trang bị kiến thức để có thể tự lập kế hoạch cho những công việc mình sẽ làm. Được nói lên ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình và được làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Dự án Chilfund hỗ trợ về dân sinh, nước sạch, vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế đã hỗ trợ về cơ sở vật chất, KH-KT, kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục... Cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của dự án, người dân  bắt tay vào làm mọi việc.

Xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong có 89 hộ gia đình, được dự án CED (Phần Lan) hỗ trợ 38 triệu đồng để xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng. Sau những buổi họp dân sôi nổi, cuối cùng xóm cũng đi đến một quyết định là xây dựng công trình nước sạch và mở rộng, nâng cấp đường lên nghĩa địa của xóm. Kết quả, 100% hộ dân trong xóm đã tham gia đóng góp thêm tiền, nguyên vật liệu, ngày công để thực hiện. Riêng con đường lên nghĩa địa đã có tới 22 hộ gia đình tình nguyện hiến 1,5 ha đất để làm đường. Nguồn vốn của dự án hỗ trợ chỉ gói gọn trong 20 triệu đồng nhưng khi hoàn thành, công trình có tổng trị giá lên tới trên 78 triệu đồng. Công trình nước được dự án hỗ trợ 18  triệu đồng  nhưng khi xây xong có trị giá trên 100 triệu đồng. Chị Bùi Thị Mai Thon, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Dũng Phong chia sẻ: Thực tế, xóm Đồng Mới chưa phải là một xóm có mức sống khá mà ngược lại còn có nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vào năm 2008, khi triển khai công trình nước sạch và đường giao thông nông thôn cũng là thời điểm Hội PN đang triển khai CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với chuyên đề thực hành tiết kiệm và chống tham ô lãng phí, quan liêu. Để hộ nào cũng có thể tham gia đóng góp, Hội đã vận động mỗi hộ gia đình trong xóm đóng góp 10.000 đồng/tháng gây quỹ giúp đỡ những hộ khó khăn. Nhờ vậy, 100% hộ trong xã đã chung lưng, góp sức để xây dựng công trình được như mong muốn. Từ khi các công trình này hoàn thành và được đưa vào sử dụng đã có 4 đoàn khách từ các tỉnh bạn như: Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Thuận và 1 đoàn của huyện Tân Lạc  đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

 

Có sự hỗ trợ từ các dự án, nhiều năm qua, Hội PN huyện Cao Phong đã luôn thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập. Hiện tại, Hội phụ nữ huyện đang quản lý nguồn vốn tín dụng 3 tỷ đồng của tổ chức Chilfund cho  3.682 hội viên vay phát triển kinh tế. Các thành viên tham gia dự án đã thành lập các nhóm tín dụng tiết kiệm để giúp đỡ nhau cùng vươn lên trong cuộc sống. Tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, trong 5 năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã  phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức được 396 lớp tập huấn về kiến thức nông-lâm-ngư nghiệp cho 11.900 lượt hội viên và có trên 5.400 lượt hội viên được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT, lập phương án sản xuất, quản lý kinh tế hộ gia đình. Nhờ đó đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế gia đình, xóa đói- giảm nghèo để nâng cao mức sống trong chị em phụ nữ. Theo thống kê, toàn huyện hiện có khoảng 1.260 phụ nữ làm kinh tế giỏi, có mức thu nhập từ 100    triệu  - 3 tỷ đồng/năm.

 

“Những năm trước đây, khi nhắc tới cụm từ vận động phụ nữ tham gia phản biện xã hội, chúng tôi còn mơ hồ lắm và không biết phải làm gì. Tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, phụ nữ chúng tôi đã được học tập để nâng cao kiến thức, giờ đây, chúng tôi không chỉ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình mà còn tham gia thực hiện tích cực để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội” - Chị Vĩnh bộc bạch. 5 năm qua (2006-2011) đã có 85% chị em phụ nữ được bình xét đạt tiêu chuẩn phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.  Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy của huyện nhiệm kỳ 2010-2015 đạt 15,38%, đảng ủy viên cấp cơ sở là nữ chiếm tỷ lệ 11,3%. Có 16/104 lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể là nữ. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2616 đạt 26,7%. Dù ở cương vị nào, chị em phụ nữ cũng đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ  được giao. Đây là bước tiến mới và chúng tôi hiểu rằng, nhờ tích cực tham gia công tác đối ngoại nhân dân, tổ chức Hội đã tranh thủ nguồn lực để góp phần phát triển KT-XH chung và nâng cao vai trò, vị thế của nữ nói riêng và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

                                                                                    Thúy Hằng  

 

Các tin khác


Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục