Nông dân xã Thu Phong vào mùa thu hoạch mía.

Nông dân xã Thu Phong vào mùa thu hoạch mía.

(HBĐT) - Khái quát về tình hình KT-XH của xã, đồng chí Bùi Văn Dân, Chủ tịch UBND xã Thu Phong (Cao Phong) cho biết: Thu Phong có tổng diện tích tự nhiên 1.628 ha, được chia thành 14 xóm, là nơi sinh sống của 880 hộ gia đình. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng ruộng lúa chỉ có 46 ha, còn lại là đất màu và đất rừng. Cơ sở vật chất yếu kém, thiếu vốn, KH-KT nên người dân làm ăn manh mún, nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói quanh năm.

 

Xã có địa bàn nằm dọc theo quốc lộ 6 và tỉnh lộ 21, nhưng cho đến năm 2004, mức thu nhập bình quân của người dân mới đạt 3,6 triệu đồng/ người/năm. Đang tìm hướng thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân thì  đến năm 2004, xã được thụ hưởng các hợp phần của dự án Childfund.  Dự án hỗ trợ cho xã về dân sinh, nước sạch - vệ sinh môi trường, giáo dục, y tế. Qua khảo sát, đánh giá nhu cầu của xã và trực tiếp tới từng hộ dân, từ năm 2004-2006, dự án tập trung tập huấn KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, hỗ trợ nguồn vốn tín dụng, con giống, thức ăn chăn nuôi và phân bón, kiên cố hóa kênh mương… để người dân có cơ sở phát triển sản xuất. Tiếp đó, dự án triển khai xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh, nhà tắm cộng đồng. Dự án đã hỗ trợ cho xã 400 nhà vệ sinh 2 ngăn, 40 nhà tắm, 70 hố thu gom rác thải. Trong đó có 1 công trình nước sạch đặt tại xóm Thiều, những năm qua đã cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho  nhân dân xóm Thiều và xóm Nam Sơn 2. Cũng nhờ dự án mà công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Ngoài xây dựng, nâng cấp các công trình phụ trợ cho trường các trường học trên địa bàn, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn được tham gia các lớp tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ. Các bậc phụ huynh được tập huấn nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ em, tìm hiểu về luật giao thông đường bộ và hướng dẫn con em tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường… Cuối năm 2010, xã được bàn giao và đưa vào sử dụng công trình trạm y tế có khuôn viên 2.000 m2 với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhiệm vụ CSSK  nhân dân. 

 

Cho đến nay, Hội Phụ nữ xã vẫn đang quản lý nguồn vốn tín dụng hơn 500 triệu đồng cho các hội viên vay phát triển kinh tế gia đình. Đối tượng được ưu tiên cho vay thường là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau 1 năm, nếu hội viên đó thoát nghèo, nguồn vốn vay đó sẽ được chuyển cho hộ nghèo khác, nếu chưa thoát nghèo, tổ tín dụng sẽ xem xét cho vay tiếp. Chị Nguyễn Thị Dậu, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho hay: Từ khi có sự hỗ trợ của dự án, trình độ, năng lực cũng như vai trò, vị thế của chị em phụ nữ không ngừng được nâng cao. Phụ nữ được tham gia các lớp tập huấn để làm giảng viên cho nông dân, ghi chép sổ sách trong tín dụng tiết kiệm, học cách lập kế hoạch sản xuất từ hộ gia đình. Hàng năm, chị em được tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn về văn hóa, xã hội, tham gia hội thi tìm hiểu kiến thức… Từ nguồn vốn tín dụng và kiến thức KH-KT được trang bị, chị em phụ nữ đã mạnh dạn đầu tư trồng trọt, chăn nuôi. chuyển hướng làm ăn từ tự cấp, tự túc sang sản xuất, chăn nuôi, theo hướng hàng hóa. Chị em đã biết trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, đem lai hiệu quả kinh tế cao. Ruộng lúa ít nên người dân trong xã tập trung trồng màu nhiều hơn, mía, ngô được chọn là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, diện tích mía của Thu Phong đã lên tới 300 ha, hàng năm đem lại nguồn thu đáng kể, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ cây mía.

 

Sau dự án Childfund, đến năm 2007, Thu Phong tiếp tục được khảo sát để triển khai thực hiện dự án Jica (Nhật Bản). Năm 2010 được dự án hỗ trợ 100 triệu đồng, xã đã rải ngân về 4 xóm để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa thôn bản ( theo kế hoạch và đề xuất của người dân được lập từ cấp thôn, xóm). Tháng 9, xã tiếp tục triển khai thực hiện dự án Pisart  (Thụy Sỹ). Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai trên địa bàn xã đến năm 2014. Năm đầu được hỗ trợ 200 triệu đồng, năm thứ 2 là 250 triệu đồng… Mặc dù nguồn vốn chưa được triển khai nhưng người dân đã được tập huấn kiến thức, trưng cầu ý kiến để sử dụng nguồn vốn cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

 

Cùng với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước như Chương trình 135, 134, 167…,xã Thu Phong đã tranh thủ nguồn lực từ các dự án trong và ngoài nước để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, xã luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân 13%. Đến năm 2011, mức thu nhập của người dân trong xã đã đạt khoảng trên 15 triệu đồng/người/ năm. Thu Phong hôm nay đã và đang khoác trên mình diện mạo mới mang vóc dáng của sự đổi thay, phát triển.

 

                                                                         Thúy Hằng

 

Các tin khác


Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục