(HBĐT) - Nhờ kiên trì phát triển nông, lâm nghiệp, đưa cây, con giống mới, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất cùng chính sách đầu tư, hỗ trợ của các dự án, chương trình, đời sống kinh tế, xã hội của người dân xã nghèo Cao Răm (Lương Sơn) đã có bước tiến đáng kể so với những năm trước đây. Tính đến hết năm 2011, xã đạt mức thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm. 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,7%.

 

Với tổng dân số 1.032 hộ, 4.571 nhân khẩu, sản xuất nông - lâm nghiệp có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế ở xã. Trong trồng trọt, ngoài diện tích cấy lúa, các loại cây màu khác như ngô, lạc, khoai lang đã được nông dân trong xã trồng nhiều trên đất màu và đất 1 vụ lúa, 1 vụ màu với diện tích khoảng 45 ha ngô, 10 ha khoai lang, 30 ha lạc. Vụ chiêm - xuân vừa qua, năng suất lúa đạt 54 tạ/ha, ngô đạt 45 tạ/ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt 904,5 tấn. Trạm KN-KL huyện đã phối hợp với xã cấy điểm mô hình giống lúa lai GS9 tại xóm Đồng Lau với diện tích 5 ha, cho năng suất 70 tạ/ha.  

Bên cạnh đó, diện tích cây công nghiệp được duy trì mang lại nguồn thu ổn định cho người trồng. Xã có 1 xóm đồng bào dân tộc Dao (xóm Khuộc) chuyên trồng mía đường với diện tích 52 ha, sản lượng hàng năm đạt từ 3.600 - 3.700 tấn. Toàn bộ sản lượng mía của bà con làm ra được Công ty CP mía đường Hòa Bình bao tiêu đầu ra. Nghề rừng trong khoảng 7 - 8 năm lại đây được người dân trong vùng xem trọng, không chỉ làm kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. ước tính có khoảng trên 300 hộ tham gia trồng rừng với diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt 40 - 50 ha, diện tích rừng hiện có toàn xã khoảng trên 200 ha. Địa bàn trồng nhiều cây lâm nghiệp là xóm Vai Đào, Cao, Trại Mới, Đồng Lau.  

Ít năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi được xã chú trọng để trở thành hàng hóa, đã xuất hiện hàng chục mô hình nuôi lợn thịt, gà thả vườn, ngan, vịt... Xã duy trì gần 1.000 con trâu, bò, 415 con dê,  2.850 con lợn và đàn gia cầm hơn 14.100 con, hầu hết đàn gia súc, gia cầm đều tăng về số lượng đàn trong dân so với cùng kỳ. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ngày càng được quan tâm, tình trạng chăn thả rông gia súc được hạn chế, bà con đã chú trọng tiêm phòng cho vật nuôi, giữ môi trường sạch sẽ, di dời chuồng trại cách xa nơi ở.  

Đồng hành với nhân dân trong xã đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo, các chương trình KN-KL, khuyến ngư đã thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch hại tổng hợp, khuyến khích xây dựng các mô hình trang trại vườn, rừng trong nhân dân. Cùng với đó, một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ giống cây trồng, cho vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng CSXH đã nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng thu nhập cho các hộ dân. Hiện nay, dư nợ Ngân hàng CSXH của xã đạt 5,8 tỷ đồng, góp phần giải quyết khó khăn về đồng vốn cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn. Đặc biệt là những năm gần đây, Chương trình 135, 134 và nhiều dự án khác đã đến với xã nghèo Cao Răm, không chỉ hỗ trợ về hạ tầng cơ sở như điện, nước sạch, trường học, thủy lợi... mà còn giảm bớt khó khăn về giống, vốn, tư liệu phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập bình quân đầu người của xã tăng cao so với 3 năm trước, hộ nghèo, hộ cận nghèo đã giảm nhiều. Kinh tế trên đà phát triển, người dân có điều kiện chăm lo, mở mang sự học, 100% trẻ ra lớp đúng độ tuổi, hoàn thành phổ cập cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011- 2012, địa bàn không để dịch bệnh lớn xảy ra, đảm bảo khám - chữa bệnh và sơ cứu ban đầu.

 

                                                                      Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục