ĐV-TN huyện Lương Sơn hưởng ứng chiến dịch tình nguyện hè năm 2013 tại xã Tân Thành.

ĐV-TN huyện Lương Sơn hưởng ứng chiến dịch tình nguyện hè năm 2013 tại xã Tân Thành.

(HBĐT) - Hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hơn 1 năm thực hiện NQT.ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã tạo bước chuyển mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ CBĐV và nhân dân, góp phần ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Từ đó khuyến khích, động viên các cấp, ngành cùng đông đảo nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH, tạo đà để huyện phát triển nhanh, bền vững xứng đáng là vùng kinh tế động lực của tỉnh... Đó là đánh giá chung của BTV Huyện ủy Lương Sơn sau 2 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị.

 

Trao đổi với đồng chí Hoàng Thị Tám, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy được biết: Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không mang tính hình thức, trở thành việc làm thường xuyên thì cùng với tăng cường kiểm tra, giám sát đến cơ sở, BTV Huyện ủy Lương Sơn đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị gắn thực hiện Chỉ thị với nhiệm vụ chính trị của đơn vị; thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng. Đồng thời chỉ đạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phải được thể hiện trong công việc hàng ngày, trong tác phong công tác, phong cách làm việc và trong mối quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục được đặc biệt coi trọng giúp cho mỗi CBĐV và nhân dân thấm sâu những giá trị to lớn về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác nhằm đưa việc học tập và làm theo trở thành ý thức tự giác, thành tiềm thức trong mỗi người. Theo đó, 2 năm qua, toàn huyện đã mở 84 lớp bồi dưỡng LLCT lồng ghép với nội dung học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho gần 7.000 CBĐV; tổ chức 156 cuộc giao lưu văn hóa - văn nghệ nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn được lồng ghép với nội dung này. Ngành GD&ĐT và huyện Đoàn thanh niên ngoài duy trì việc kể chuyện, đọc sách, báo về Bác Hồ tại những buổi sinh hoạt tập thể trong nhà trường và trong các buổi sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn cũng đã tổ chức 75 cuộc tuyên truyền cho hơn 3.300 lượt HS, ĐV-TN về chuyên đề  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc tận tụy, trung thành với nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và học tập tác phẩm của Bác về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Đường cách mệnh”, “Di chúc”.  

Song song với công tác tuyên truyền, giáo dục, điểm nhấn của việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị ở huyện Lương Sơn là đã được gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước trên từng ngành, lĩnh vực. Đó là các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chủ động xây dựng chương trình, lịch công tác gặp gỡ, trao đổi tiếp xúc với nhân dân, duy trì lịch tiếp công dân và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân. Nhiều tổ chức Đảng trong huyện đã tổ chức cho CBĐV học tập các bài nói, bài viết, lời dạy của Bác Hồ. Các ngành, đoàn thể đã có nhiều hành động cụ thể, đa dạng, thiết thực, tiêu biểu như ngành y tế coi trọng thực hiện lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngành GD&ĐT cùng với đẩy mạnh phong trào thi đua  “Hai tốt” và thực hiện CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” đã tích cực thực hiện chương trình “Tiếp bước cho trẻ tới trường”. Từ đó, thời gian qua đã trao 3 suất học bổng, 18 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó và tặng 10 thùng quần áo cho học sinh vùng khó khăn, góp phần đảm bảo 3 đủ “đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở, đồ dùng học tập” cho học sinh. Các cấp Hội phụ nữ huyện duy trì có hiệu quả 184 mô hình tiết kiệm bằng hình thức “Hũ gạo tiết kiệm, “ống tiền tiết kiệm”, “Tiết kiệm điện, nước”. 2 năm qua, các cấp hội mở ống tiết kiệm được trên 271 triệu đồng, 803 kg gạo, 650 kg thóc, góp phần hỗ trợ cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn sản xuất vay không lấy lãi và giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cơ sở... Cùng với đó, các đoàn thể như Hội CCB, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên cũng chú trọng gắn thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua, CVĐ của tổ chức mình, nhất là đã đẩy mạnh thi đua sản xuất giỏi, giúp đỡ nhau XĐGN...  

Từ sự chỉ đạo của BTV Huyện uỷ lồng ghép chặt chẽ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và các phong trào thi đua yêu nước đã tạo động lực thúc đẩy phong trào học tập, công tác, thi đua lao động sản xuất trong toàn huyện, góp phần quan trọng vào kết quả thu nhập bình quân đầu người đạt 25,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,3%. Toàn huyện có trên 81% hộ đạt văn hoá, 65,2% KDC văn hoá, 97,4% cơ quan văn hoá và 92,85% trường học văn hoá.

 

                                                                              Thu Hiền

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục