Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954. Ảnh TL.

Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954. Ảnh TL.

(HBĐT) - Giáp Ngọ 1954, ta thắng lớn ở Điện Biên Phủ, Giáp ngọ 2014, ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng vĩ đại. Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã làm lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu

 

Trong chiến dịch đông - xuân 1952 - 1953, Pháp đã thua trên các chiến trường. Trước tình hình đó, Pháp chủ trương xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành pháo đài kiên cố hòng từng bước tiêu diệt quân ta.

 

Trước thực tiễn của chiến trường, T.Ư Đảng, Bác Hồ mở hội nghị thông qua đề án đánh tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ. Bác ngồi họp trầm ngâm, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay, thái độ bình thản nhưng sự chăm chú của Người biểu lộ ở đôi mắt, bỗng Người nắm chặt bàn tay mà bảo:

 

- Địch tập trung cơ động nhằm tạo nên sức mạnh, nhưng không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh sẽ không còn (1).

 

Nói xong, Bác xòe năm ngón tay cho mỗi ngón trở về một hướng. Giữa lúc đó, Bộ Chính trị, Chính phủ, Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp cầm quân đánh vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng nhận ra đó là lời dạy mà cũng là sự nghiêm lệnh của Người. Nhìn vào sa bàn Điện Biên Phủ, Bác nói giọng rành mạch, dứt khoát với Đại tướng.

 

- Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là những hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi nhưng phép dùng binh là thiên biến vạn hóa (2).

 

Trước lúc Đại tướng lên đường nhận nhiệm vụ, Đại tướng đến chào Bác. Bác ân cần động viên với tinh thần đầy tin tưởng.

 

- Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho các chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh (3).

 

Như vậy, cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ không phải là sự thử sức mà là một cuộc đụng đầu chiến trận đại quy mô mang tính lịch sử. Ngày 22/4/1954, Tổng Tư lệnh ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ các binh chủng kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lời kêu gọi phát ra, bộ đội hưởng ứng, hăng hái đào hầm, khoét núi, kéo pháo đánh chiếm các cứ điểm. Giữa khí thế hăng say, nhiệt huyết thì Bác Hồ gửi thư cho bộ đội Điện Biên với lời động viên thân tình: “Các chú ra trận, nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh huấn quân sự và chính trị đã thu được nhiều thắng lợi, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú”. (4)

 

Thư của Bác Hồ đến mặt trận, qua máy phóng thanh, Đại tướng Tổng Tư lệnh phấn khởi trân trọng đọc thư Bác cho toàn quân ở Điện Biên Phủ nghe rồi trong tư thế chủ độõng, vị Tổng chỉ huy cho nổi hồi kèn xung trận.

 

Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt, đợt 1 bắt đầu ngày 13/3, đợt 2 ngày 30/3, đợt 3 ngày 1/5 và đến ngày 7/5/1954 kết thúc.

 

17h ngày 13/3, pháo binh ta lần đầu ra trận dội lửa xuống cụm cứ điểm Him Lam, cánh cửa thép của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ loạt đạn đầu tiên, pháo ta đã phá hủy nhiều trận địa địch. Trận địa pháo của địch ở Mường Thanh bị tê liệt, 5 trong số gần chục máy bay bị trúng đạn, bọn địch bị bất ngờ, hoảng sợ trước sự xuất hiện lưới lửa pháo cao xạ của quân ta trên vùng trời Điện Biên Phủ. Lần đầu tiên quân ta làm chủ trên vùng trời chiến sự. Bộ đội phòng không yểm trợ mở cánh cửa thép tiêu diệt cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam.

 

Đến 17h55’ ngày 7/5/1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, gian khổ, quân đội ta đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Như vậy là trận quyết chiến, chiến lược Điện Biên Phủ đã toàn thắng.

 

Ngày hôm sau (8/5/1954), Bác Hồ đã kịp thời viết thư động viên, nhắc nhở: “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu, chúng ta không nên chủ quan, khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để đấu tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình”.(5)

 

Kết thúc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khi trả lời một chính khách nước ngoài. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các LLVT. Những biến đổi phi thường của lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua đều gắn liền công lao và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch”.(6)

 

Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa tròn 60 năm, chúng ta càng tưởng nhớ hình ảnh vị tướng tài ba huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã nối tiếp truyền thống anh hùng quật cường, Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của cha ông ta để làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong thời đại Hồ Chí Minh.

 

 

 

1, 2, 3, 4, 6, trang 160, 162, 163, 172, 173. Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. NXB Thông Tấn năm 2007.

5. Nhân dân hàng tháng số 85 tháng 5/2000

 

 

                                                                       Văn Song (T.TV)

 

 

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục