Gia đình anh Bùi Văn Tửu, xóm Pơng, xã Đa Phúc (Yên Thủy) từng bước ổn định kinh tế nhờ trồng cà gai leo.
(HBĐT) - Được sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, thời gian gần đây, nhiều hộ nghèo xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã phát triển mạnh mô hình trồng cà gai leo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình anh Bùi Văn Tửu là một trong những hộ nghèo của xóm Pơng, xã Đa Phúc. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhờ tham gia dự án trồng cà gai leo do Dự án giảm nghèo huyện triển khai, gia đình anh đã từng bước thoát nghèo và bắt đầu có tích lũy để xây dựng nhà mới. Chia sẻ về dự án này, anh Tửu cho biết: Trước khi tham gia dự án, gia đình tôi chủ yếu trồng cây màu ngắn ngày, mùa nào, thức ấy. Chính vì luôn luân chuyển cây trồng, không có điều kiện để đầu tư, phụ thuộc hoàn toàn vào mùa vụ, thị trường nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Ngay sau khi tham gia vào dự án trồng cà gai leo, gia đình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón và giống. Ngay vụ đầu tiên bán cho công ty gia đình đã thu lãi. Từ đó, gia đình tôi chuyển hơn 3.000 m2 đất vườn sang trồng cà gai leo. Hiện nay, với giá bán tại vườn 30.000 đồng/kg khô, cứ 3 tháng một lần thu hoạch, trong một năm, gia đình tôi cũng thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng.
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đa Phúc cho biết: Dự án trồng cà gai leo do Dự án giảm nghèo huyện Yên Thủy phối hợp với Hội Phụ nữ xã triển khai từ năm 2014. Tham gia dự án ban đầu có hơn 30 hộ, trong đó, 70% hộ thuộc diện nghèo và một số hộ cận nghèo. Dự án cung cấp giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Cái khó của dự án là người dân phải đối ứng 20% kinh phí đầu tư. Chính vì vậy, lúc đầu triển khai, không phải hộ nào cũng đáp ứng được. Trước thực tế đó, xã đã vận động và chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể tín chấp giúp bà con vay vốn để tham gia dự án. Sau vụ đầu tiên trồng thử với giá bán bình quân 30.000 đồng/kg khô, được bao tiêu sản phẩm, nhiều hộ thấy được hiệu quả và đã nhân rộng diện tích.
Từ hiệu quả ban đầu của dự án, diện tích trồng cà gai leo của toàn xã lên hơn 100 ha. Nhiều hộ đã tự đầu tư vốn để phát triển cà gai leo với diện tích lớn. Cây cà gai leo cũng đã được nhiều hộ dân ở các xã lân cận như Lạc Sỹ, Lạc Hưng triển khai trồng đại trà. Nhận thấy nhu cầu trồng cây cà gai leo tăng, không chỉ bán cà gai leo thương phẩm, nhiều hộ dân ở Đa Phúc đã nghiên cứu và đã tự ươm giống thành công để bán cho các xã lân cận.
Đồng chí Bùi Văn Hương, Bí thư Đảng ủy xã Đa Phúc cho biết: Dự án cà gai leo đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân xã Đa Phúc. Theo đánh giá của y học, cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh đã được nghiên cứu kỹ, được các nhà khoa học Việt
Phương Linh
(HBĐT) - Chương trình gặp mặt “Cafe Doanh nhân” là theo chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh được tổ chức định kỳ 2 lần/tháng đang vận hành theo đúng kịch bản. Bước đầu chương trình đã mang lại hiệu quả để thực sự là kênh thông tin hữu ích giúp các doanh nghiệp (DN) chia sẻ, trao đổi những khó khăn, vướng mắc với lãnh đạo tỉnh và cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN), Từ đó thực hiện những giải pháp cụ thể, thiết thực hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh lành mạnh và bền vững.
(HBĐT) - Ngày 6/7, chi cục QLTT đã tổ chức hội nghị sơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật Du lịch, ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh ta đã có những bước tiến khá dài. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch được quan tâm nhiều hơn; hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch từng bước đi vào nền nếp. Trên cơ sở đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đặt ra mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 5 năm, quãng thời gian không dài, để đạt được mục tiêu cần phải có sự nỗ lực thực sự bằng tâm huyết và sự quyết tâm cao, nhờ đó, nhiều kế sách được đưa ra.
(HBĐT) - Là một xã vùng cao khó khăn của huyện Tân Lạc, Quyết Chiến hiện có 335 hộ gia đình và 1.579 nhân khẩu. Người dân sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng màu và rau su su. Trong 3- 4 năm lại đây, một số hộ gia đình đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình trồng nấm sò đem lại lợi nhuận khá cao.
(HBĐT) - Xóm Mới, xã Thu Phong (Cao Phong) có 56 hộ với 215 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Kinh chiếm trên 80%. Trong nhiều năm liền, xóm luôn đứng đầu xã về phát triển kinh tế. Phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều hộ nông dân giàu từ các sản phẩm đáp ứng đủ điều kiện cạnh tranh với hàng hóa trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, UBND huyện Tân Lạc tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng thu NSNN, đảm bảo tiến độ thu ngân sách theo kế hoạch đề ra.