Chuyển đổi cây trồng giúp nhiều hộ nông dân xã Hợp Thịnh, (Kỳ Sơn) có nguồn thu nhập cao. Trong ảnh: ông Nguyễn Văn Thông, xóm Thông, xã Hợp Thịnh chăm sóc vườn phật thủ của gia đình.
(HBĐT) - Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải có những đổi mới, trong đó xây dựng NTM phải phù hợp với tái cơ cấu nông nghiệp, trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết hiện nay.
Liệu những nơi mà người dân nông thôn được cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, nhưng thu nhập, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, không ổn định; môi trường sinh thái ngày càng bị tổn hại ngay từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của chính người dân nông thôn, điều này có thể coi là đạt yêu cầu về xây dựng NTM.
Chúng ta hãy nhìn lại mục tiêu của xây dựng NTM là gì? Là phải có cái mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thay đổi điều kiện sống ở nông thôn để nông dân muốn sống, muốn sinh cơ lập nghiệp ở nông thôn mà không phải di cư ra thành thị, phát triển sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, bảo tồn các bản sắc văn hóa địa phương, qua đó phát triển kinh tế, giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nhưng liệu có thể có xã, huyện NTM mà ở đó nông nghiệp kém phát triển, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không có sự liên kết hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ. Sản phẩm nông nghiệp cung cấp ra chưa đảm bảo an toàn, vẫn sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, chất cấm trong chăn nuôi và tất nhiên là điều kiện sống của người sản xuất (chính là người nông dân) vẫn chưa được đảm bảo trên khía cạnh môi trường, sức khỏe?
Chúng ta tập trung vào điều quan trọng nhất trong tái thiết nông thôn là con người. Điều này chỉ có thông qua sự gia tăng tự nhận thức của người dân, sau đó mới có thể thay đổi.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Đây là quá trình chuyển dịch hợp lý, phù hợp với điều kiện của vùng, phát huy được lợi thế so sánh, bảo đảm nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và ổn định trong thời gian dài. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch bền vững không làm ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường, xã hội và đạt được hiệu quả nâng cao đời sống nhân dân nói chung.
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Đây là quá trình bảo đảm tăng trưởng ổn định lâu dài, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia. Đánh giá hiệu quả tăng trưởng nông nghiệp theo hướng bền vững cần hướng tới phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường, năng suất phải luôn đồng hành với chất lượng nông sản, trước hết là bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp phải đa dạng, giá cả hợp lý, có sức cạnh tranh cao.
Tăng trưởng nông nghiệp toàn diện gắn với bảo đảm công bằng xã hội, xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là làm cho cuộc sống ngày càng tốt hơn. Vì vậy, quá trình phát triển cần gắn liền với các yếu tố xã hội như: Giải quyết việc làm, sử dụng lao động hợp lý, có chính sách gia tăng sản lượng và giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế nông nghiệp với mục tiêu tạo việc làm cho người dân và tăng năng suất lao động. Giảm khoảng cách giàu, nghèo, ổn định xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Tăng trưởng nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Quá trình tăng trưởng nông nghiệp cần phải có một môi trường bền vững để con người và muôn loài tồn tại lâu dài. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về môi trường là giảm thiểu tác hại ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra. Có kế hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, duy trì độ màu mỡ của đất, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp là kết quả của sự kết hợp hài hòa các nội dung nói trên. Từ việc lấy hàng hóa nông sản làm trung tâm, chuyển sang lấy con người làm chủ thể phát triển là trung tâm. Từ phương thức phát triển chủ yếu gia tăng sản lượng và giá trị đến phương thức phát triển cần đồng thời đạt được các mục tiêu về cả kinh tế, môi trường và xã hội. Trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KHKT, đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ sinh học, bảo vệ các loài thiên địch. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế vùng, miền, nâng cao năng suất và giá trị lao động trong nông nghiệp, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường bền vững.
Tuy nhiên, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là việc quan trọng, lâu dài và muốn thực hiện thành công phải gắn kết chặt chẽ với chương trình xây dựng NTM phải tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự nỗ lực của các thành phần kinh tế và các hộ nông dân với các chính sách hỗ trợ cụ thể, đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng KHKT, đưa cơ giới vào các khâu, từ kỹ năng canh tác, chăm sóc, nuôi trồng đến thu hoạch, bảo quản, chế biến... Có như vậy nông dân mới khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững từ nông nghiệp.
Trong giai đoạn 2016-2020, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nội dung phát triển nông nghiệp bền vững, dựa trên lợi thế cạnh tranh của địa phương mình và thị trường. NTM cần gắn với các chuỗi giá trị nông sản an toàn trên địa bàn. Trên cơ sở đó mới có cơ sở tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân một cách bền vững.
Lê Văn Thạch
(Chi cục Phát triển Nông thôn)
(HBĐT) - Có dịp gặp Chủ nhiệm CLB Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh tại chương trình tập huấn của Hội LHTN tỉnh, nghe những trao đổi, ý tưởng thành lập và định hướng phát triển CLB “Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình” - nơi hội tụ những đam mê lập nghiệp, mọi người đều phấn khởi và đặt niềm tin vào những hoạt động hiệu quả của CLB đối với lực lượng thanh niên năng động, nhiệt huyết trong phát triển kinh tế tại địa phương.
(HBĐT) - Ngày 21/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia, Kho bạc Nhà nước (KBNN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2014.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ đã tiếp cận tới hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện góp phần giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 6, trong 14 chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai trên địa bàn tỉnh, chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013 có dư nợ lớn thứ 2 sau chương trình cho vay hộ nghèo.
(HBĐT) - Ngày 20/7, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Trung Minh, thanh phố Hòa Bình. Cùng đi có đại diện các ngành KH-ĐT, Tài Chính và thành phố Hòa Bình.