Một buổi sinh hoạt định kỳ của CLB.
(HBĐT) - Có dịp gặp Chủ nhiệm CLB Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh tại chương trình tập huấn của Hội LHTN tỉnh, nghe những trao đổi, ý tưởng thành lập và định hướng phát triển CLB “Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình” - nơi hội tụ những đam mê lập nghiệp, mọi người đều phấn khởi và đặt niềm tin vào những hoạt động hiệu quả của CLB đối với lực lượng thanh niên năng động, nhiệt huyết trong phát triển kinh tế tại địa phương.
Anh Bùi Thắng, hiện là Phó Bí thư Huyện Đoàn Kim Bôi, Chủ nhiệm CLB cho biết: ý tưởng thành lập CLB thanh niên phát triển kinh tế khởi nguồn từ đồng chí Quách Thế Ngọc, Bí thư Tỉnh Đoàn. Với mong muốn tập hợp các gương thanh niên làm kinh tế giỏi được nhận giải thưởng Lương Đình Của của T.ư Đoàn và những thanh niên có mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại địa phương vào CLB để từ đây các thanh niên tiêu biểu có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ nhau khắc phục những khó khăn trong đầu tư kinh doanh và xây dựng, mở rộng tạo thành phong trào thanh niên phát triển kinh tế. ý tưởng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thanh niên đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền KT -XH có cơ hội tiếp cận những tấm gương cụ thể.
Để định hướng rõ hơn cho mình trong tương lai, đặc biệt, trước thực trạng lực lượng ĐV -TN nông thôn tỉnh ta thường đi làm ăn xa, công việc không ổn định, không đảm bảo an toàn lao động, thậm chí còn mắc vào các TNXH thì việc ủy ban Hội LHTN tỉnh tập hợp các gương thanh niên làm kinh tế giỏi sẽ khích lệ, động viên và tạo nhiều cơ hội hơn cho thanh niên trong tỉnh phát triển.
Thành lập tháng 8/2015 với 17 hội viên của 6 huyện, thành phố (có 4 thành viên trong ban chủ nhiệm), đến nay, CLB đã có 22 thành viên tham gia. CLB tổ chức sinh hoạt định kỳ 2 tháng 1 lần luân phiên tại các huyện, thành phố. Trong mỗi đợt sinh hoạt, các thành viên trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lý và xây dựng các mô hình kinh tế của các thành viên trong CLB. Bên cạnh đó, CLB tổ chức thăm hỏi, tặng quà động viên ĐV -TN, thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn.
Hiệõn nay, trong CLB, mỗi thành viên có mô hình kinh tế riêng, phát triển hiệu quả và có sức lan tỏa cao. Mỗi mô hình đã tạo nên sự đa dạng trong các hoạt động phát triển của CLB. Cụ thể có 9 mô hình chăn nuôi các sản phẩm sạch đặc sản của địa phương như: dê, gà, cá, lợn rừng; 13 mô hình trồng cây ăn quả và sản phẩm sạch như: nhãn, cam, bưởi, chanh, mộc nhĩ và nấm thương phẩm. Quy mô các mô hình kinh tế cho thu nhập từ 200 đến trên 800 triệu đồng /năm đã góp phần cải thiện kinh tế gia đình, làm giàu cho quê hương và khích lệ tinh thần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho 84 ĐV -TN, hội viên tại địa phương.
Anh Bùi Thắng cho biết thêm: Để CLB ngày càng phát triển bền vững, Tỉnh Đoàn đã tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên trong CLB vay nguồn vốn 120 để mở rộng và phát triển sản xuất theo quy mô nông hộ, nông trại kết hợp phương châm lấy ngắn nuôi dài và đa dạng hóa các sản phẩm là mặt hàng chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, các thành viên CLB còn ký kết hợp đồng giúp nhau bằng tiền mặt gắn với các kỳ sinh hoạt bằng hình thức bốc thăm luân phiên giúp đỡ nhau số tiền 12 triệu đồng /người/tháng. Đây cũng là hình thức giúp đỡ nhau về vốn và tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên để CLB ngày càng phát triển hơn.
Dự định trong thời gian tới, CLB mở rộng quy mô và hình thức thăm quan học tập kinh nghiệm mô hình kinh tế các tỉnh lân cận; tìm kiếm đầu mối tiêu thụ và xây dựng mô hình liên kết giới thiệu, quảng bá sản phẩm ổn định. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, thu hút ĐV -TN làm kinh tế gắn với hướng dẫn quy trình xây dựng và tổ chức sản xuất từ quy mô nhỏ đến lớn phù hợp với trình độ, năng lực quản lý và điều hành của ĐVTN, hội viên...
Hồng Duyên
(HBĐT) - Ngày 20/7, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Trung Minh, thanh phố Hòa Bình. Cùng đi có đại diện các ngành KH-ĐT, Tài Chính và thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Về xã Long Sơn (Lương Sơn), chúng tôi bất ngờ trước diện mạo nông thôn đã đổi thay đáng kể. Những con đường liên thôn được rải bê tông, đường ngõ xóm khang trang, sạch sẽ, nhiều công trình phục vụ phát triển KT -XH được xây dựng.
(HBĐT) - Thị trấn Cao Phong hiện có 1.530 hộ, hơn 5.400 khẩu. Trong những năm qua, đời sống người dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã từng bước cải thiện, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 12 - 17%, thu nhập đầu người đạt hơn 42 triệu đồng (năm 2015), cao hơn so với mức bình quân chung của cả huyện. Trong thành công trên có sự đóng góp quan trọng của NCT và gia đình hội viên NCT.
(HBĐT) - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Yên Thuỷ được thực hiện từ năm 2010 - 2015 tại 6 xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Hữu Lợi, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Hưng với 64 thôn, xóm và trên 6.000 hộ tham gia, hưởng lợi từ dự án. Thông qua các hoạt động sinh kế, liên kết thị trường, cơ sở hạ tầng được đầu tư đã giúp bà con lưu thông hàng hoá góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 6 xã vùng 135 của huyện.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 211 dự án đã đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiếm 51% tổng số dự án đầu tư vào tỉnh. Trong đó có 24 dự án FDI, chiếm 11,4% số dự án, vốn đầu tư đăng ký khoảng 328 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 14.500 lao động; 187 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký 17.638 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 8 nghìn lao động.
(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hoà Bình, những tháng đầu năm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN - TTCN trên địa bàn phát triển ổn định. Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm đạt gần 1.350 tỷ đồng, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 50,2% kế hoạch năm.