(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ đã tiếp cận tới hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện góp phần giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Tìm hiểu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi, cùng với tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Cọ, xã Lạc Thịnh, chúng tôi tới thăm gia đình anh Dương Văn Nhọn. Vốn chăm chỉ, chịu khó, việc làm ăn của gia đình anh từ nấu rượu, nuôi lợn đến làm máy xay xát cho thu nhập khá. Hiện gia đình anh dư nợ 12 triệu đồng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư xây dựng công trình phụ khép kín, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chăn nuôi phát triển đã giúp gia đình anh Nhọn có nguồn thu ổn định, bình quân đạt 50 - 60 triệu đồng /năm, đời sống gia đình khá giả hơn. Tổ TK &VV xóm Cọ có 47 thành viên, thực hiện 5 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 600 triệu đồng. Qua đánh giá, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.
Để hoạt động cho vay vốn đạt hiệu quả cao, trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, NHCSXH Yên Thuỷ đã thông qua hoạt động ủy thác vay vốn với 4 tổ chức hội, Đoàn thể là: Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội CCB và đoàn thanh niên. Tổ chức các điểm giao dịch tại 13 xã, thị trấn trong toàn huyện cũng như duy trì hiệu quả hoạt động của 205 tổ TK &VV do các tổ chức hội, đoàn thể quản lý ở cơ sở để giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn. Các tổ TK &VV thực sự phát huy được vai trò trong việc ủy thác và quản lý vốn tín dụng chính sách tại địa bàn các xóm.
Bà Nguyễn Thị Đào, Phó Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ cho biết: Có được vốn đã khó nhưng để đồng vốn sinh lời lại càng khó hơn, nhất là với các hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Do đó, Phòng giao dịch NHCSXH Yên Thuỷ không chỉ giải ngân cho vay mà còn tư vấn, hỗ trợ các hộ sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích. Tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phổ biến, hướng dẫn các hộ vay áp dụng KH -KT vào sản xuất, kinh doanh, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp từng bước phát huy hiệu quả nguồn vốn, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đó, NHCSXH Yên Thuỷ cũng tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại các xã, các tổ TK &VV, hộ vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác; quy trình, chế độ nghiệp vụ, bảo đảm vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn theo đúng mục tiêu chương trình tín dụng đặt ra. Thông qua các tổ ủy thác cho vay, các chính sách tín dụng ưu đãi được tuyên truyền, thực hiện một cách dân chủ, công khai, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và những đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Đến hết tháng 6, trên địa bàn huyện thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 182 tỷ đồng với 9.028 hộ còn dư nợ, trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ hơn 60 tỷ đồng, hộ cận nghèo có dư nợ trên 32 tỷ đồng, cho vay NS& VSMT có dư nợ trên 27 tỷ đồng... Nguồn vốn cho vay đều bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích, triệt để sử dụng nguồn vốn. Hệ số sử dụng vốn không ngừng nâng cao, nợ quá hạn chỉ còn 502 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,27% tổng dư nợ; huy động tiết kiệm đạt 2.056 triệu đồng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Thị trấn Cao Phong hiện có 1.530 hộ, hơn 5.400 khẩu. Trong những năm qua, đời sống người dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã từng bước cải thiện, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 12 - 17%, thu nhập đầu người đạt hơn 42 triệu đồng (năm 2015), cao hơn so với mức bình quân chung của cả huyện. Trong thành công trên có sự đóng góp quan trọng của NCT và gia đình hội viên NCT.
(HBĐT) - Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 huyện Yên Thuỷ được thực hiện từ năm 2010 - 2015 tại 6 xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Hữu Lợi, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Hưng với 64 thôn, xóm và trên 6.000 hộ tham gia, hưởng lợi từ dự án. Thông qua các hoạt động sinh kế, liên kết thị trường, cơ sở hạ tầng được đầu tư đã giúp bà con lưu thông hàng hoá góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại 6 xã vùng 135 của huyện.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 211 dự án đã đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chiếm 51% tổng số dự án đầu tư vào tỉnh. Trong đó có 24 dự án FDI, chiếm 11,4% số dự án, vốn đầu tư đăng ký khoảng 328 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 14.500 lao động; 187 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư đăng ký 17.638 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 8 nghìn lao động.
(HBĐT) - Theo UBND thành phố Hoà Bình, những tháng đầu năm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực CN - TTCN trên địa bàn phát triển ổn định. Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm đạt gần 1.350 tỷ đồng, tăng 13,42% so với cùng kỳ năm 2015 và đạt 50,2% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội CCB huyện Lạc Thủy đã thực hiện có hiệu quả phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, XĐ-GN. Đây là phong trào thiết thực, ý nghĩa được Hội nhân rộng. Thông qua phong trào, nhiều hội viên CCB có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa phê duyệt Dự án Quy hoạch vùng SX -KD rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn 6 huyện gồm: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc và Lương Sơn với tổng diện tích quy hoạch khoảng 21.220 ha. Rừng và đất rừng được quy hoạch là rừng sản xuất, có khả năng phát triển kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn (trồng mới, trồng lại, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn).