Gia đình ông Trần Quang Bàn, xóm Nam Thái, xã Nam Phong  (Cao Phong) phát triển kinh tế  từ chăn nuôi lợn.

Gia đình ông Trần Quang Bàn, xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) phát triển kinh tế từ chăn nuôi lợn.

(HBĐT) - Kể đến các hộ làm kinh tế giỏi ở xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) ai cũng biết gia đình ông Trần Quang Bàn. Ngôi nhà 2 tầng mới được xây dựng khang trang với đầy đủ tiện nghi nằm sát quốc lộ 6 là công sức của cả gia đình cần cù gây dựng.

 

Ông Bàn năm nay 52 tuổi, quê gốc ở Đan Phượng (Hà Nội). Gia đình ông chuyển lên vùng đất Nam Phong này từ năm 1990 vì đây là quê vợ ông. ông Bàn kể: “Ban đầu mới chuyển lên, gia đình khó khăn lắm phải đi ở nhờ. Đến năm 1995, gia đình mới mua khu đất này và xây dựng ngôi nhà tạm để ở”. Vì gia đình ở sát quốc lộ, đất ít, buộc ông phải tính đến hướng phát triển chăn nuôi. Trước kia, gia đình ông chỉ nuôi vài con lợn cùng với gà, ngan, vịt để tăng thêm thu nhập. Sau đó, ông mạnh dạn vay vốn Ngân hàng NN&PTNT để phát triển chăn nuôi. Tích lũy vốn dần dần, ông đầu tư  mở rộng chuồng trại 6 ngăn để chăn nuôi quy mô bán công nghiệp. Với nghề phụ là làm đậu và nấu rượu, ông tận dụng phụ phẩm bỗng rượu và bã đậu làm thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông duy trì từ 40- 50 con lợn thịt trong chuồng để nuôi gối. Chuồng trại ở sát KDC, từ năm 2015, ông đầu tư xây dựng hầm biogas đảm bảo vệ sinh môi trường, tận dụng nguồn chất đốt, đèn thắp sáng.

 

 Hiện nay, gia đình ông chọn mua giống lợn ngoại ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong. Theo ông Bàn, giống lợn này có ưu điểm thịt nạc nhiều, ngon, khi xuất chuồng đạt từ 80 kg trở lên. Nuôi lợn không khó, nếu tuân thủ quy trình phòng - chống dịch bệnh lợn sẽ khỏe mạnh. Nuôi lợn cần chăm sóc hàng ngày, giữ chuồng sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông. Thêm nữa, tận dụng được nguồn thức ăn phụ, gia đình ông đã giảm được 1/3 chi phí đầu tư mà sản phẩm lợn lại sạch, uy tín, chất lượng, đầu ra ổn định. Mỗi năm nuôi gối, gia đình ông xuất chuồng từ 6- 7 lứa lợn. Thời điểm chúng tôi đến, gia đình ông vừa xuất chuồng gần 3 tấn lợn, thu về 120 triệu đồng.

 

Hỏi về tổng thu nhập từ chăn nuôi lợn một năm, ông Bàn chỉ cười: Tôi không tính được chi ly, cụ thể nhưng từ chăn nuôi lợn, gia đình tôi đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng  và nuôi 2 con ăn học. Trừ mọi chi phí, mỗi năm, gia đình tôi để ra khoảng trên 100 triệu đồng.

 

Hiện nay, ông Bàn luôn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế của xóm, xã, nhiều gia đình trên địa bàn đến học hỏi ông kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn và đã phát triển mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

 

 

                                                                     Linh Trang

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chuyển đổi cây trồng giúp nhiều hộ nông dân xã Hợp Thịnh, (Kỳ Sơn) có nguồn thu nhập cao.  Trong ảnh: ông Nguyễn Văn Thông, xóm Thông, xã Hợp Thịnh chăm sóc vườn phật thủ của gia đình.
Hành khách làm thủ tục

Vì sao hàng chục doanh nghiệp tiến hành giải thể?

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở KH &ĐT, 6 tháng qua, toàn tỉnh có 150 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 850 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng doanh nghiệp tăng 37,6%, vốn đăng ký tăng 53,8%. Tuy nhiên, đơn vị chức năng đã làm thủ tục tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh 85 doanh nghiệp; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiến hành giải thể 25 doanh nghiệp trên địa bàn.

Dư nợ tín dụng chính sách tăng 7,9% so với cuối năm 2015

(HBĐT) - Sáng 21/7, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tham dự hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh -Trưởng Ban đại diện -Hội đồng quản trị NHCSXH chủ trì hội nghị

Vốn chính sách trợ lực cho người nghèo xã Tân Thành

(HBĐT) - Tân Thành là xã còn nhiều khó khăn của huyện Lương Sơn. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, sản xuất manh mún và thiếu vốn. Bởi vậy, sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho hàng trăm hộ dân trong xã đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư cho con học hành… Nhờ đó, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo, chất lượng cuộc sống của người dân dần được nâng lên.

Nơi hội tụ những đam mê lập nghiệp

(HBĐT) - Có dịp gặp Chủ nhiệm CLB Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh tại chương trình tập huấn của Hội LHTN tỉnh, nghe những trao đổi, ý tưởng thành lập và định hướng phát triển CLB “Thanh niên phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình” - nơi hội tụ những đam mê lập nghiệp, mọi người đều phấn khởi và đặt niềm tin vào những hoạt động hiệu quả của CLB đối với lực lượng thanh niên năng động, nhiệt huyết trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Một số quy định xử phạt trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 21/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia, Kho bạc Nhà nước (KBNN) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2014.

Vốn ưu đãi phát huy hiệu quả ở huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc triển khai nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ đã tiếp cận tới hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện góp phần giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục