Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ vay vốn của xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đầu tư vào chăn nuôi lợn phát triển kinh tế ổn định.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang được khơi thông “dòng chảy” tới hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Từ nguồn vốn ưu đãi này, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo một cách bền vững và từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội và sự đón nhận của nhân dân nguồn vốn của NHCSXH là “công cụ” hữu hiệu của tỉnh, góp phần trong công tác xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những năm trước, gia đình ông Dương Văn Dạn ở xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) chăn nuôi lợn quy mô lớn gần như nhất xã nhưng do dịch bệnh, đàn lợn hàng trăm con của gia đình ông chết hết. Đang là hộ khá giả, chỉ sau 1 đêm bỗng chốc trở thành trắng tay. Năm 2015, gia đình ông Dạn được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo của NHCSXH, ông tiếp tục đầu tư nuôi lợn và nuôi trâu. ông Dạn cho biết: Trong lúc khó khăn nhất, đồng vốn của NHCSXH đã giúp gia đình tôi bước qua đói nghèo. ở vùng đất này, trồng, cấy cũng chỉ đủ ăn nên để vượt qua cái nghèo, chỉ biết trông chờ vào chăn nuôi thôi. Rút kinh nghiệm từ thất bại lần trước, hy vọng rằng chăn nuôi lần này của gia đình sẽ thành công.
Để nguồn vốn chính sách đến với đối tượng thụ hưởng, với phương châm: “ủy thác từng phần, dân chủ công khai, giải ngân tại chỗ”, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 2.900 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại 210 xã, phường, thị trấn, uỷ thác cho 4 tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CCB và Đoàn Thanh niên, dư nợ ủy thác ngày càng tăng. Bên cạnh đó, triển khai nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng ưu đãi và phổ biến các văn bản về quy chế cho vay tới nhân dân, các tổ chức, đoàn thể. Từ đầu năm, khi có nguồn vốn được giao, NHCSXH tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch nhằm triển khai, thực hiện giải ngân nhanh chóng và đồng bộ ở các địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, đã có 19.166 hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách, mức cho vay bình quân 23,8 triệu đồng/khách hàng. Đến hết tháng 6, tổng dư nợ 14 chương trình tín dụng chính sách đạt 2.328.318 triệu đồng, hoàn thành 97,3% kế hoạch, tăng 7,9% so với cuối năm 2015. Nợ quá hạn toàn Chi nhánh 6.384 triệu đồng, chiếm 0,27% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền người dân tham gia gửi tiền định kỳ hàng tháng làm hiệu quả của dòng vốn chính sách không chỉ là cho dân vay mà hơn thế là tạo thói quen tích lũy, đầu tư trong dân với số tiền huy động qua tổ TK&VV đạt 33.950 triệu đồng. Cùng với những quy chuẩn hộ nghèo mới cùng các chính sách tín dụng mới được triển khai, những người dân nghèo và đối tượng chính sách khác sẽ có thêm những điều kiện phát triển kinh tế mới.
Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Để cho vay có hiệu quả, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể tuyên truyền ở cơ sở. Trong đó, chú trọng kiện toàn các tổ TK&VV, thường xuyên nâng cao năng lực quản lý vốn cho các tổ trưởng. Từ đó, các tổ chức hội, tổ TK&VV ở thôn, bản đã phát huy tốt vai trò uỷ thác, là cánh tay đắc lực của ngân hàng trong thực hiện công tác tuyên truyền và quản lý vốn tại cơ sở. Đặc biệt là trong khâu bình xét đối tượng vay vốn, các tổ chức hội tham gia cùng địa phương bình xét, đảm bảo tính dân chủ, công bằng và đúng đối tượng. Trong triển khai cho vay, ngân hàng không chỉ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ của mình và quan tâm tuyên truyền các chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tay người cần vốn mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội, bám sát điều kiện địa phương và mục đích vay vốn để vừa hướng dẫn, định hướng, vừa kiểm tra quá trình sử dụng vốn. Đối với các xã vùng đặc biệt khó khăn, việc tuyên truyền, định hướng giúp bà con sử dụng vốn có hiệu quả luôn được quan tâm và chú trọng... Thông qua tín dụng ưu đãi, đồng vốn chính sách đã đến tay các hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tại địa phương, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từng bước hiện thực hoá các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Đã hơn 10 năm “bén duyên” với mảnh đất vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc), dù chất lượng chè được đánh giá thơm ngon và hiệu quả kinh tế cao hơn ngô nhiều lần nhưng cây chè Shan tuyết vẫn phát triển khá manh mún. Với những rào cản từ giao thông, kỹ thuật trồng và chăm sóc, bà con xã vùng cao này đang cần lắm sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng để tạo “đòn bẩy” cho cây trồng rất giàu tiềm năng này.
(HBĐT) - Theo chi nhánh NHNN tỉnh, tính đến cuối tháng 7, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn đạt 16.100 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2015. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 10.529 tỷ đồng, tăng 14,2%.
(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về công tác giải quyết việc làm của tỉnh, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Năm 2016, chỉ tiêu giải quyết việc làm được HĐND tỉnh giao 16.150 lao động, trong đó, xuất khẩu lao động 350 người, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở mức dưới 3,3%. Cơ cấu lao động nông- lâm nghiệp, thủy sản 66,8%, công nghiệp - xây dựng 12,3%. Từ đầu năm đến nay, công tác giải quyết việc làm có nhiều tín hiệu khả quan, chắc chắn sẽ vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Trong vòng 4 ngày đầu tuần tháng 7/2016, tại các xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu của xã Phúc Sạn (Mai Châu) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khoảng 1,082 tấn, chủ yếu là cá có giá trị cao như chiên, bỗng và trắm, tổng giá trị thiệt hại trên 360 triệu đồng. Chi cục Thủy sản đã tổ chức lấy mẫu nước và mẫu cá chiên, bỗng, trắm cỏ và cá rô phi nuôi lồng tại xã Phúc Sạn gửi về Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc để phân tích, kiểm tra.
(HBĐT) - Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh trong tháng 7 ổn định, nguồn cung hàng hóa phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 0,24% so với tháng trước. Cụ thể có 5/11 nhóm hàng chỉ số giá tăng từ 0,05 - 1,31%, 6/11 nhóm hàng giữ ổn định. Nhóm có chỉ số giá tăng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhà ở - điện nước - chất đốt - vật liệu xây dựng, thiết bị đồ dùng gia đình, giao thông, hàng hóa và dịch vụ khác.
(HBĐT) - Theo số liệu của UBND TP Hòa Bình, trong tháng 7, vốn đầu tư phát triển của thành phố ước đạt 190 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 18,6%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 18,1 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 26,57 %, trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 15,9 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 12,7%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 172,39 tỷ đồng, so cùng kỳ năm 2015 tăng 17,9%.