(HBĐT) - Với lợi thế đồng cỏ, đất đai, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng và bền vững, từng bước trở thành vùng hậu cần cung ứng thực phẩm về thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền xuôi.

   Trang trại gà của hộ ông Quách Xuân Sinh, thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm. 

Các xã: Đồng Tâm, Liên Hòa, Phú Lão, Phú Thành hay An Bình của huyện Lạc Thủy được biết đến là vùng trọng điểm chăn nuôi gia cầm, chủ yếu là gà đẻ trứng và gà thịt. Một số cơ sở nuôi gà giống đáp ứng nguồn giống gia cầm tại chỗ. Theo số liệu của Trạm chăn nuôi và thu ý huyện, tổng đàn gia cầm nuôi trong dân hiện có trên 50 vạn con. Trên địa bàn có hàng chục trang trại đạt tiêu chí, hàng trăm gia trại nuôi gia cầm, điển hình như trang trại gà của ông Quách Xuân Sinh ở thôn Đồng Nhất, xã Đồng Tâm; ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Tân Phú, xã Phú Thành... Xu hướng chăn nuôi thực phẩm sạch ngày càng mở rộng trong nhân dân. Phương thức nuôi của nhiều trang trại, gia trại là tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có, nuôi giống gà đồi, gà thả vườn nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngoài Lạc Thủy, chăn nuôi gia cầm cũng khá phát triển tại các huyện: Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn. Tổng đàn gia cầm của tỉnh hàng năm dao động từ 4 – 4,5 triệu con. Bên cạnh đó, lợn cũng thường xuyên được nhân dân tái đàn với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. ước tính toàn tỉnh có 40 vạn con lợn. Các vùng chăn nuôi trang trại, gia trại lợn tập trung đóng góp lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường. Hiện có 17 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 – 3.000 con cung cấp khoảng 150.000 con lợn giống/năm và 19.100 con lợn hậu bị/năm, ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi lợn. Các trang trại lợn sử dụng giống năng suất cao, thức ăn công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi. Bên cạnh đó, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi các con đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, don, nhím… Các giống đặc sản của địa phương như vịt Bầu Bến (Lương Sơn), gà Lạc Thủy, lợn bản địa Đà Bắc và thành phố Hòa Bình cũng được triển khai và chú trọng bảo tồn.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: 5 con vật chủ lực của tỉnh là trâu, bò, lợn, gà và dê. Để phát huy lợi thế vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tỉnh đã xây dựng đề án cải tạo và phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), trong đó lợi thế lớn là nguồn thức ăn xanh, nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, diện tích đất rừng, đất nông nghiệp lớn. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh hiện nay trên 166.000 con. Chăn nuôi gia súc đã cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của nông hộ nhờ quá trình nuôi chủ yếu dùng thức ăn tận dụng, trâu, bò cho thu về giá trị lớn. Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhiều chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển chăn nuôi đang được triển khai. Ngành NN & PTNT tập trung phát triển chăn nuôi theo quy hoạch từng vùng, trong đó, các huyện: Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn đã hình thành một số vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa ở các địa bàn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh thuận lợi về giao thương.  

 

Kể từ năm 2015 đến nay, Sở NN & PTNT tỉnh ta, Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội đã có nhiều chương trình kết nối, hợp tác liên kết thị trường với mục tiêu tạo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nhiều hộ chăn nuôi đã và đang mở hướng đầu tư, liên kết cùng doanh nghiệp để thực hiện và nắm bắt cơ hội này. Cũng theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, năm 2015, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 25,5% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; phấn đấu năm 2016, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 6,5%, chiếm 26,4% cơ cấu. Đối với phát triển chăn nuôi hàng hóa, tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương hỗ trợ, tăng cường giống vật nuôi năng suất cao và bảo tồn giống địa phương; quản lý chất lượng giống vật nuôi, khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn tại vùng nguyên liệu để hạ giá thành sản xuất; hướng dẫn người chăn nuôi trồng và thâm canh các giống cỏ mới; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lò giết mổ tập trung, cơ sở chế biến nhỏ, thủ công áp dụng quy trình, thiết bị hợp vệ sinh và ATTP. Riêng thị trường tiêu thụ, khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết, bao tiêu sản phẩm đối với hình thức chăn nuôi theo chuỗi, ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại với các sản phẩm sản xuất theo VietGap, có chỉ dẫn địa lý và đảm bảo an toàn dịch bệnh, ATTP.

                                                                           

                                                                                   

 

                                                                                 Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh

Xã Yên Bồng (Lạc Thủy): Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập.

Viettel Hòa Bình khuyến mại 50 giá trị thẻ nạp nhân dịp Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Viettel triển khai chương trình khuyến mãi tặng 50% giá trị thẻ nạp dành cho các khách hàng sử dụng dịch vụ di động, Homephone trả trước (trừ thuê bao gói Sea+, Tourist). Chương trình được bắt đầu từ 00h:00:00 đến 23h:59:59 ngày 31/08/2016, trong khoảng thời gian này, khách hàng có thể nạp thẻ vào tài khoản điện thoại để hưởng ưu đãi mà không hạn chế mệnh giá và số lần nạp thẻ.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp

(HBĐT) - Ngày 30/8, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị chuyên đề về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp (GCTNN). Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh GCTNN hiện nay, qua đó, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển hệ thống sản xuất giống đến năm 2020 phục vụ tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

Mông Hoá đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 30/8, UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức lễ công bố xã Mông Hoá đạt chuẩn NTM. Về dự buổi lễ có đồng chí Đinh Quốc Liêm, UVTV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Công bố quyết định thành lập và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các BQL dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc UBND tinh

(HBĐT) - Sáng 30/8, UBND tỉnh đã tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thành lập các Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư chuyên ngành thuộc UBND tỉnh và bổ nhiệm lãnh đạo các BQL gồm: BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và BQL các dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn ( NN&PTNT). Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi công bố. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố.

Tạo nền tảng cho nông dân sản xuất - kinh doanh bền vững

(HBĐT) - Những năm gần đây, nông dân huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới trong suy nghĩ, cách làm để phát triển SX -KD, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, nguồn thu nhập của họ vẫn bấp bênh vì thiên tai, dịch bệnh và vì đầu ra của sản phẩm nông sản không bền vững. Xác định rõ điều này, Hội Nông dân huyện đã nỗ lực tìm phương cách hỗ trợ hội viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục