(HBĐT) - Tháng 8, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng do nhu cầu mua sắm các mặt hàng quần áo, giày dép, sách vở tăng cao khi bước vào năm học mới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 8 đạt 1.574 tỷ đồng, tăng 0,58% so với tháng trước. Lũy kế 8 tháng đạt 12.120 tỷ đồng, tăng 19,245 so với cùng kỳ, đạt 65,5% kế hoạch năm.

 

Trong tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,41% so với tháng trước, tăng 4,79% so với cùng kỳ. Giá một số hàng hóa có giao động nhẹ. Giá xăng dầu được điều chỉnh tác động đến chỉ số CPI bình quân. Giá vàng tăng nhẹ do nhu cầu tích trữ vàng trong dân tăng cao. Tỷ giá USD và EURO so với VND ít biến động.

 

                                                                                    B.M

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Diện mạo công nghiệp ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua, Lương Sơn được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh và đang là huyện trong tốp đầu về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Huyện Cao Phong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao

(HBĐT) - Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao, yếu tố then chốt là phải xác định được đúng loại cây trồng, vật nuôi, từ đó tập trung đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, mang đậm dấu ấn của địa phương. Đối với huyện Cao Phong, khi nhắc đến mảnh đất này người ta không thể không nhắc đến sản phẩm cam, quýt - loại nông sản ngọt lành với những giá trị đặc sắc đã đặt nền móng vững vàng cho huyện hiện thực hóa quyết tâm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Phát triển chăn nuôi hàng hóa

(HBĐT) - Với lợi thế đồng cỏ, đất đai, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng và bền vững, từng bước trở thành vùng hậu cần cung ứng thực phẩm về thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền xuôi.

Bước chuyển về chất và lượng trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Mặc dù ngân sách T.ư hỗ trợ có hạn nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn tín dụng, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao. Đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.

Doanh nghiệp - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, với quyết tâm cao, không lùi bước trước khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã phát huy tính năng động, sáng tạo, kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương có động thái tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng... giúp doanh nghiệp có điều kiện thúc đẩy sản xuất - kinh doanh (SX-KD), đóng góp đáng kể vào NSNN.

Gặp mặt Cafe doanh nhân tháng 8 chuyên đề “Thủ tục, chính sách thu hút đầu tư, giải ngân vốn xây dựng cơ bản”

(HBĐT) - Ngày 31/8, UBND tỉnh đã tổ chức Chương trình gặp mặt Cafe doanh nhân theo chuyên đề “Thủ tục đầu tư, chính sách thu hút đầu tư; giải ngân vốn xây dựng cơ bản” thu hút đông đảo doanh nghiệp, các sở ngành, tổ chức quan tâm tham gia. Các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục