(HBĐT) - 25 năm qua, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Nguồn vốn tín dụng đã góp phần quan trọng tạo nguồn nội lực thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế địa phương theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Những ngày đầu tái lập tỉnh, mô hình tổ chức ngành Ngân hàng Hòa Bình còn đơn sơ gồm Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh và 2 chi nhánh ngân hàng thương mại. Quy mô tín dụng rất nhỏ bé, nguồn huy động chỉ có 44 tỷ đồng, trong khi dư nợ đầu tư cho vay các thành phần kinh tế toàn tỉnh 16 tỷ đồng (vốn đầu tư trung hạn 1 tỷ đồng). Hệ số sử dụng vốn chỉ đạt gần 30 %.
Sau 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh, hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng có sự tăng trưởng, phát triển vượt bậc. Mạng lưới được mở rộng với 6 chi nhánh ngân hàng thương mại và 4 quỹ tín dụng nhân dân, hoạt động phủ kín địa bàn tỉnh, kể cả các xã, cụm xã, xóm, bản vùng sâu, xa. Với phương châm “nguồn vốn là điều kiện quyết định tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh”, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tập trung triển khai nhiều biện pháp linh hoạt như tăng cường quảng bá các sản phẩm dịch vụ huy động tiết kiệm trong dân cư, chăm sóc khách hàng, áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn phù hợp pháp luật, sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại… để thu hút nguồn vốn trên địa bàn. Nhờ vậy, nguồn vốn hoạt động liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng đến 31/12/2015 đạt 14.768 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2010 (đạt 7.111 tỷ đồng), gấp 6 lần so với năm 2005 (đạt 2.337 tỷ đồng), gấp 20 lần so với năm 2000 (đạt 707 tỷ đồng) và gấp trên 300 lần so với năm 1991 (đạt 45 tỷ đồng). Trong đó, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn đến 31/12/2015 đạt 9.221 tỷ đồng, gấp trên 200 lần so với năm 1991 (đạt 44 tỷ đồng), chiếm tỷ lệ 62% trên tổng nguồn vốn hoạt động.
Các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tích cực tìm kiếm, phát triển khách hàng, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế và dân cư, cho vay các ngành nghề SX-KD là thế mạnh của địa phương; thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu theo kế hoạch đã được ngân hàng cấp trên giao; gắn việc thực hiện kế hoạch với phục vụ mục tiêu phát KT-XH của tỉnh; ưu tiên tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ, vừa và các ngành sản xuất đang có thị trường thuận lợi... Nhờ vậy, tăng trưởng về đầu tư tín dụng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn đảm bảo bền vững, an toàn và hiệu quả. Tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn đến 31/12/2015 đạt 12.924 tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2010 (đạt 6.819 tỷ đồng), gấp 6,1 lần so với năm 2005 (đạt 2.104 tỷ đồng), gấp 25 lần so với năm 2000 (đạt 508 tỷ đồng) và gấp trên 800 lần so với năm 1991 (dư nợ đạt 16 tỷ đồng). Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong 25 năm đạt trên 20%/năm. Tín dụng ngân hàng đã đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển KT-XH địa phương. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đến 31/12/2015 dư nợ cho vay đạt 8.098 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,6%/tổng dư nợ. Qua đó phần quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp địa phương chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hình thành nên các vùng cây hàng hóa tập trung, tạo việc làm, XĐ-GN như: vùng sản xuất mía 7 nghìn ha, vùng sản xuất cây ăn quả tại trên 6.500 ha, vùng sản xuất lạc 2.100 ha, vùng sản xuất rau trên 9.000 ha… Với đồng vốn đầu tư của ngân hàng, trên 220 nghìn hộ sản xuất, cá nhân, DN được tiếp cận thường xuyên với dịch vụ tài chính tín dụng, đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi. Hàng năm, ngân hàng cho vay vốn hơn 160 nghìn lượt hộ sản xuất, cá nhân, DN trong tỉnh, qua đó làm chuyển biến tư duy, nếp nghĩ sang hạch toán kinh doanh, tính toán tới hiệu quả và yêu cầu của thị trường.
Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho vay ưu đãi hộ nghèo đã tạo nên sức bật mới về kinh tế và tư duy cho bộ phận dân cư này. Dư nợ cho vay các đối tượng ưu đãi và chính sách xã hội đến 31/12/ 2015 thực hiện đạt 2.158 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,7%/ tổng dư nợ với 105.784 khách hàng còn dư nợ. Sau 13 năm triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (2003-2015), toàn tỉnh đã có trên 328 ngàn lượt khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Qua đó đã góp phần giúp cho trên 76 ngàn lượt hộ thoát nghèo... Hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo còn góp phần làm đổi mới hoạt động của các đoàn thể CT-XH thông qua việc trực tiếp giúp đỡ cho hội viên vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn.
Song song với việc quan tâm đầu tư cho hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn luôn chú trọng quảng bá, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (ATM, POS...), dịch vụ nhờ thu tự động trên IPCAS (thu hộ hóa đơn tiền điện, nước, cước điện thoại...), dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế... (Còn nữa)
Vũ Tùng (TH)
(HBĐT) - Trong 5 năm hoạt động (2003 - 2007), tổng số nợ ngân hàng, thuế, BHXH, lương công nhân và một số đối tác của Công ty CP Hương Sơn lên tới gần 70 tỷ đồng. Với món nợ khổng lồ trên, năm 2007, Công ty Hương Sơn chính thức phá sản.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
(HBĐT) - Với những lợi thế đặc thù, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua, Lương Sơn được xác định là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh và đang là huyện trong tốp đầu về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.
(HBĐT) - Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp giá trị cao, yếu tố then chốt là phải xác định được đúng loại cây trồng, vật nuôi, từ đó tập trung đầu tư phát triển thành sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, có lợi thế cạnh tranh nổi bật, mang đậm dấu ấn của địa phương. Đối với huyện Cao Phong, khi nhắc đến mảnh đất này người ta không thể không nhắc đến sản phẩm cam, quýt - loại nông sản ngọt lành với những giá trị đặc sắc đã đặt nền móng vững vàng cho huyện hiện thực hóa quyết tâm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
(HBĐT) - Với lợi thế đồng cỏ, đất đai, nguồn thức ăn từ thiên nhiên dồi dào, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa đa dạng và bền vững, từng bước trở thành vùng hậu cần cung ứng thực phẩm về thành phố Hà Nội và một số tỉnh miền xuôi.
(HBĐT) - Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Mặc dù ngân sách T.ư hỗ trợ có hạn nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn tín dụng, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của người dân. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao. Đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.