(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Thái Thịnh là xã vùng hồ duy nhất của thành phố Hòa Bình không nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT -XH. Thái Thịnh có 4 xóm là: Bích, Trụ, Vôi, Tháu và 1 tiểu khu nằm rải rác bên bờ hồ sông Đà. Vài năm trước, đời sống của người dân xã Thái Thịnh đứng trước nhiều khó khăn. Hạ tầng chưa được đầu tư, sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và phát triển nghề cá. Từ các nguồn lực đầu tư của Đảng, Nhà nước đang “tiếp sức” để Thái Thịnh vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, hầu hết các xóm bị “cô lập” đến nay, từ các nguồn vốn đầu tư đã mở đường lên các xóm. Trong đó, đường lên xóm Tháu và xóm Vôi đã đưa vào khai thác từ những năm trước và đường lên xóm Bích, xóm Trụ đang được thi công đưa vào sử dụng trong thời gian gần nhất sẽ mở ra cơ hội mới thúc đẩy giao thương và sản xuất, cải thiện mạnh mẽ đời sống người dân. Hệ thống điện cũng được đầu tư bảo đảm 100% hộ dân được sử dụng. Ngoài ra, người dân cũng được tiếp cận với các dự án nước hợp vệ sinh. Năm 2013, xã Thái Thịnh được thành phố đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú, đến nay đang phát huy hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng GD &ĐT. Mấy năm nay, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, phát triển sản xuất, Thái Thịnh đã khắc phục khó khăn, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng của xã vùng hồ. Ngành nghề nuôi, khai thác thủy sản với doanh thu khá đang mang lại sự đổi thay tích cực trong cuộc sống người dân. Các hộ dân được hỗ trợ nguồn vốn để phát triển nghề nuôi cá lồng. Đến nay, cả xã đã phát triển được 364 lồng cá. Nếu sản xuất ổn định doanh thu đạt 15 triệu đồng /lồng, cùng với khai thác cá tự nhiên, nguồn thu từ nghề cá của xã Thái Thịnh cũng xấp xỉ 10 tỷ đồng /năm. Do đặc thù không có ruộng nước, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo người dân tích cực chăm sóc rừng phòng hộ và rừng tự nhiên với diện tích trên 1.100 ha, đồng thời chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tận dụng đất để trồng các loại cây màu như ngô, sắn, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân. Riêng nguồn thu từ bán măng luồng trung bình mỗi hộ cũng thu được từ 25-30 triệu đồng /vụ. Cùng với đó, trên địa bàn xã có cảng Bích Hạ là nơi giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa, khách du lịch trong và ngoài tỉnh đi vùng hồ và ngược lại là cơ hội được xã Thái Thịnh khai thác hiệu quả cũng góp phần quan trọng phát triển các loại hình dịch vụ, tạo nguồn thu, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay, xã Thái Thịnh có hơn 1.200 nhân khẩu, thu nhập bình quân đạt 31 triệu đồng / người/năm, hộ nghèo còn 19/320 hộ. Đến nay, xã đã đạt 13 tiêu chí NTM.
Đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Tới đây, xã sẽ được đầu tư xây dựng trung tâm hành chính xã, tiếp tục nâng cấp một số hạng mục hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, tập huấn KH -KT. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng “tiếp sức” cho xã Thái Thịnh hoàn thiện các tiêu chí về môi trường, hình thức tổ chức sản xuất, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2019.
(HBĐT) - Tối 16/9, Lễ Tôn vinh sản phẩm nông sản tiêu biểu và biểu dương tấm lòng vàng vì nông dân Việt đã được tổ chức tại Hà Nội. Trong số 154 sản phẩm được bình xét, chọn lọc từ các tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh ta có 2 sản phẩm được tôn vinh là rau hữu cơ huyện Lương Sơn và cam Cao Phong.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất, diện tích gần 160 ha phù hợp với phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
(HBĐT) - Xóm Lanh - xã Cao Sơn (Đà Bắc) là xóm tái định cư với một nửa số hộ dân ở xen ghép từ vùng chuyển dân hồ sông Đà. Thời điểm trước những năm 2000, cuộc sống của 64 hộ gia đình trong xóm gặp nhiều khó khăn, điện, nước sinh hoạt chưa có, giao thông cách trở. Hầu hết bà con có mức sống nghèo, lương thực tự túc, tự cấp, giao thương hàng hóa chậm phát triển.
(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 8/2016, tổng dư nợ các NH, TCTD trên địa bàn t?nh đạt trên 14.400 tỷ đồng, tăng 11,5% so với thời điểm 31/12/2015. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.941 tỷ đồng, chiếm 42,2%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 8.104 tỷ đồng, chiếm 57,8%/tổng dư nợ.
(HBĐT) - Thu hút đầu tư 8 tháng qua tuy có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Thẳng thắn đánh giá đúng thực trạng yếu kém, UBND tỉnh đang chỉ đạo các giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc thực hiện các dự án, thủ tục đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
(HBĐT) - Nhiều chủ trương, chính sách phù hợp được ban hành và triển khai thực hiện; các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; thay đổi nếp nghĩ, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của nông dân; bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống nông dân cải thiện... Đó là những kết quả nổi bật bước đầu sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) tỉnh.