(HBĐT) - Sở NN &PTNT cho biết: Theo nhận định của Cục Thú y, do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Đối với dịch cúm gia cầm, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đối với dịch LMLM, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt là các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói - giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việcvận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Đối với dịch lợn tai xanh, các địa phương tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
Để chủ động ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan và bùng phát các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vào địa bàn, Sở NN &PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng - chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể, đối với trâu, bò tiêm vắc xin LMLM và tụ huyết trùng. Lợn tiêm vắc xin tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, tụ dấu, tai xanh, lép tô. Dê tiêm vắc xin đậu dê, tụ huyết trùng. Chó tiêm phòng bệnh dại. Gia cầm tiêm phòng vắc xin cúm, tụ huyết trùng, nui cát tơ…
Sở NN &PTNT yêu cầu tiêm toàn bộ gia súc, gia cầm nuôi trong nhân dân (chú ý những vùng ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao và nơi vụ xuân - hè vừa qua tiêm đạt tỷ lệ thấp). Tỷ lệ tiêm phải đạt 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm và 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin.
P.V
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi vừa có quyết định về việc tiếp tục triển khai mô hình “Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu” trong sản xuất vụ đông 2016. Mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, với mức hỗ trợ đầu tư khoảng 38 triệu đồng.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay toàn tỉnh cấy được 23.421 ha, đạt 101,47% kế hoạch, chủ yếu là các loại giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao. Hiện tại, diện tích lúa mùa trà sớm đỏ đuôi – bắt đầu thu hoạch; lúa chính vụ ngậm sữa – chắc xanh; trà muộn ôm đòng – trổ bông
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, hầu hết bà con nông dân xã Hào Lý (Đà Bắc) thu nhập chủ yếu dựa vào cây mía nguyên liệu. Niên vụ 2015-2016, trên địa bàn xã hoàn tất hợp đồng thu hoạch cho Công ty CP mía đường Hòa Bình kể từ tháng 4. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thu mua mới chỉ thanh toán nơi cao nhất đạt 50% tổng sản lượng thu mua. Trước tình trạng này, hàng trăm hộ dân đang mòn mỏi chờ tiền mía.
(HBĐT) - Khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Sơn Thủy (Kim Bôi) có những lợi thế nhất định như: đường giao thông thuận lợi cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện để phát triển KT -XH. Xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, có trình độ thâm canh cao là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Đặc biệt, thổ nhưỡng của Sơn Thủy phù hợp với cây ăn quả nên người dân đã nhân rộng mô hình trồng nhãn góp phần tăng thu nhập.
(HBĐT) - Trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí số 1) đóng vai trò then chốt, tạo nền móng để thực hiện các tiêu chí còn lại. Do đó, huyện Tân Lạc đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện công tác quy hoạch.