(HBĐT) - Những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, công tác giảm nghèo tại xã đặc biệt khó khăn Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã vẫn chiếm gần 80%.
Cán bộ văn phòng UBND xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục vay vốn để phát triển sản xuất.
Từ nhiều năm nay, công tác giảm nghèo luôn là vấn đề khiến cấp ủy, chính quyền xã trăn trở. Nhiều giải pháp để giúp xã giảm nghèo đã được thực hiện nhưng hầu hết đều chưa thực sự mang lại hiệu quả. Xã Đồng Ruộng hiện có 562 hộ. Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới chiếm gần 68,5% (385 hộ), hộ cận nghèo chiếm 11,20% (63 hộ). Địa hình của xã bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe suối nên thiếu mặt bằng xây dựng các công trình và phát triển sản xuất hàng hóa.
Giao thông nông thôn của xã chủ yếu là đường đất. Tỷ lệ đường ngõ xóm được bê tông, cứng hóa mới đạt 0,4%. Đường trục thôn, xóm được cứng hóa dưới 10%. Xóm Chông và xóm Nhạp người dân phải đi theo đường mòn hoặc đường sông. Vào mùa mưa, sạt lở đất, đá vùi lấp đường đã cản trở việc đi lại và lưu thông hàng hóa. Đây là những yếu tố “níu chân” cái nghèo của bà con. Bức tranh kinh tế thuần nông, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp đã làm cho Đồng Ruộng chậm phát triển. Xóm Nhạp khó khăn nhất của xã. Cả xóm có 52/52 hộ nghèo. Chưa có đường giao thông vào xóm, vì vậy, việc lưu thông hàng hóa gần như bị cô lập, kinh tế chủ yếu mang tính chất tự cung, tự cấp. Người dân xóm Nhạp chủ yếu trồng luồng và đánh bắt cá ven sông Đà.
Không thể phủ nhận, thời gian qua xã Đồng Ruộng đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư con giống, khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm cải thiện đời sống. Trong năm 2015, xã đã kêu gọi các đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... đứng ra tín chấp ngân hàng giúp hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn xã đã gieo cấy được 46 ha lúa nước, trồng 150 ha ngô, 9 ha rau, 4 ha đậu, diện tích ao thả cá 1, 82 ha. Toàn xã có 512 con trâu, 455 con bò, 1.087 con lợn, 7.428 con gia cầm, 200 con dê; trồng được 85 ha rừng. Với những con số về lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, chăn nuôi của xã cho thấy phần nào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền trong việc tích cực vận động người dân triển khai nhiều chính sách nhằm xóa đói, giảm nghèo. Song, xã vẫn còn nhiều khó khăn. Diện tích lúa hàng năm, năng suất cây lương thực phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Trong khi đó việc đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy thử nghiệm cũng gặp khó khăn do xã chưa quy hoạch được vùng riêng để trồng lúa. Đồng đất không bằng phẳng khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong tưới tiêu.
Mặc dù vậy, song Đồng Ruộng vẫn kiên định mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng chí Hà Văn Thích, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng khẳng định: Trong năm 2016, Đảng ủy và UBND xã luôn trăn trở đâu là con đường ngắn nhất giúp người dân Đồng Ruộng thoát nghèo. Đảng ủy đã lên kế hoạch giảm nghèo bền vững cho hộ nghèo bằng cách đến từng hộ để điều tra, khảo sát, đánh giá tình trạng đói nghèo, nguyên nhân của tình trạng đói nghèo. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, kế hoạch giúp đỡ phù hợp với từng hộ. UBND xã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế và vận động bà con tham gia như mô hình nuôi cá lồng, trồng luồng. Tuy nhiên, chuyện thoát nghèo nơi đây cần nhiều nỗ lực của người dân và sự quan tâm của các cấp, các ngành để xã Đồng Ruộng thoát nghèo bền vững.
Thu Thủy
(HBĐT) - Đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong những năm qua, Hội LHPN các cấp trong huyện đã tích cực phối hợp với ngành NN &PTNT trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2016, thực hiện phong trào chung tay xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn dần thay đổi. Nhận thức của cán bộ, nhân dân, trong đó có hội viên phụ nữ được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị cao. Hàng năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành bình quân tăng từ 4-5%, giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng 9,5%.
(HBĐT) - Trước đây, đời sống người dân ở xóm hẻo lánh Thung Dâu, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh trở ngại về đường đi, lối lại, vấn đề chưa có nguồn điện thắp sáng là lực cản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả sản xuất của bà con. ông Nguyễn Ngọc Chiền, trưởng xóm cho biết: Kể từ khi hoàn thành đóng điện vào thời điểm cuối năm 2015, bà con được tận hưởng niềm vui. Nhà nhà ánh điện sáng bừng thay vì đốm đèn dầu leo lét xưa kia. Có điện, tiện nghi sinh hoạt trong các gia đình được đem ra sử dụng và mua sắm nhiều hơn, thông tin liên lạc thông suốt. Máy móc cơ giới phục vụ trồng trọt, chăn nuôi của bà con được phát huy.
(HBĐT) - Chiều ngày 23/9, UBND thành Phố Hoà Bình tổ chức hội nghị công bố Đề án và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển du lịch thành phố Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến dự có lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Kế hoạch và đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch; Thành uỷ, UBND TP Hoà Bình và các ban, ngành, đoàn thể thành phố.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
(HBĐT) - UBND huyện Kim Bôi vừa có quyết định về việc tiếp tục triển khai mô hình “Trồng và tiêu thụ dưa chuột Nhật xuất khẩu” trong sản xuất vụ đông 2016. Mô hình nằm trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, với mức hỗ trợ đầu tư khoảng 38 triệu đồng.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay toàn tỉnh cấy được 23.421 ha, đạt 101,47% kế hoạch, chủ yếu là các loại giống lúa lai, lúa thuần cho năng suất, chất lượng cao. Hiện tại, diện tích lúa mùa trà sớm đỏ đuôi – bắt đầu thu hoạch; lúa chính vụ ngậm sữa – chắc xanh; trà muộn ôm đòng – trổ bông