(HBĐT) - Từ khi thành lập đến nay, nhất là giai đoạn 25 năm tái lập tỉnh, lớp lớp cán bộ tài chính đã nối tiếp truyền thống đoàn kết và vẻ vang của ngành, không ngừng bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, giữ gìn phẩm chất, tô đậm thêm nét son “cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư” của người cán bộ tài chính.

 

  Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) là Nhà máy in tiền đầu tiên ở Việt Nam, mốc son chói lọi của ngành Tài chính Việt Nam.

Từ một số ít cán bộ kinh tài thuở ban đầu, đến nay, đội ngũ cán bộ ngành Tài chính tỉnh đã không ngừng lớn mạnh, nhiều cán bộ được đào tạo có hệ thống, có trình độ chuyên môn, trình độ về lý luận chính trị, tư duy quản lý đã và đang tiếp nối, phát huy truyền thống của các lớp thế hệ cán bộ tài chính đi trước góp phần quan trọng vào thành công của ngành Tài chính và hoàn thành tốt nhiệm vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tài chính, bao gồm các lĩnh vực: NSNN; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách; các quỹ tài chính Nhà nước; tài chính đầu tư; tài chính doanh nghiệp; kế toán, kiểm toán độc lập; giá cả và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Với tư cách là một cơ quan tham mưu, tổng hợp về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước, ngành Tài chính đã đi đầu trong đổi mới cơ chế, chính sách, trực tiếp phối hợp tham mưu giúp UBND tỉnh điều hành quản lý tài chính, ngân sách đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy công cuộc đổi mới, phân phối có hiệu quả nguồn lực xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH; tập trung đầu tư phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội, củng cố QP-AN tại địa phương.

 

Chất lượng quản lý, điều hành ngân sách địa phương không ngừng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT-XH. Thu NSNN trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tính chung giai đoạn 2011-2015, thu NSNN trên địa bàn đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, bình quân tăng khoảng 13,9%/năm, bảo đảm đạt và vượt cao hơn chỉ tiêu tăng bình quân theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra (12,7%). Việc điều hành ngân sách bảo đảm đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBND tỉnh. Các năm qua, mặc dù tình hình NSNN gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm cân đối ngân sách, bảo đảm đủ kinh phí cho các cấp, các ngành triển thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí thực hiện chế độ chi cho con người và các chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, Sở Tài chính đã phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu, huy động nguồn lực đầu tư phát triển, SX-KD và hỗ trợ sản xuất hàng hóa, sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn theo chủ trương và Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh...

 

Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện Đề án tạo nguồn thu và tăng cường nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Các lĩnh vực quản lý tài chính đầu tư, quản lý doanh nghiệp, quản lý tài sản công, quản lý giá; tham mưu cơ chế, chính sách phục vụ đầu tư phát triển được quan tâm triển khai có hiệu quả. Những kết quả của ngành Tài chính trong những năm qua đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh ta đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của tỉnh giai đoạn từ 1991 - 1995 là 7,1%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 tăng 7,4%/ năm, giai đoạn 2001-2005 tăng  8%/năm; giai đoạn 2006 -2010 đạt 12%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,1%. Năm 2015, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ lần lượt là: 19,4%, 54%, 26,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng. Hộ nghèo giảm còn 12%. Các tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, phát triển công nghiệp theo quy hoạch đang được khai thác hiệu quả tạo lực đẩy mới cho diện mạo KT-XH của tỉnh. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới; các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, dân chủ, công khai và mang lại hiệu quả cao. Bộ mặt nông thôn, miền núi và đô thị thay đổi rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển. Tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân cao so với cả nước. Chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng được nâng lên. Hòa Bình là một trong hai tỉnh đầu tiên của cả nước đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát triển. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững… Trong thành tích chung về KT-XH của tỉnh có sự đóng góp xứng đáng của ngành Tài chính địa phương.

 

Thành tựu của ngành Tài chính trong thời gian qua thể hiện tinh thần đổi mới không ngừng, nỗ lực vượt lên chính mình trong công việc, sự đoàn kết đồng lòng, hăng hái thi đua, tích cực lao động và sáng tạo của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Tài chính. Ghi nhận những thành tích, đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành cũng như những đóng góp cho sự phát triển KT-XH của tỉnh, ngành Tài chính đã được lãnh đạo các cấp tặng nhiều phần thưởng cao quý. Cụ thể như: Huân chương Lao động hạng nhì; bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ “Đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc”; bằng khen và cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh. Đảng bộ được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng TS-VM  nhiều năm liên tục.

 

Tự hào với thành tích đã đạt được, nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm đặc biệt trong giai đoạn mới, toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tài chính quyết tâm tranh thủ tối đa các điều kiện thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; phát huy truyền thống đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và nhân dân giao phó. Trong đó, tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, điều hành ngân sách, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2016, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 nhằm xây dựng và đưa tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu mạnh, văn minh.

 

 

                                                                   

                                                   Bùi Văn Đức

                       TUV, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục