HBĐT) - Huyện Kim Bôi hiện có 3.154 ha vườn tạp. Phần lớn chủ vườn trồng cây theo cảm tính, không có kế hoạch. Nhiều chủ vườn chưa quan tâm đến sử dụng đất vườn, cải tạo vườn, để đất trống không trồng cây và chưa tận dụng được nguồn lao động và thời gian nhàn rỗi của gia đình. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế từ đất vườn còn thấp và gây lãng phí tài nguyên đất.

 

 

Nông dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) cải tạo vườn tạp trồng nhãn cho thu nhập trên 150 triệu đồng /ha/năm.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn tạp, huyện Kim Bôi đã xây dựng Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016-2020 với những chính sách khuyến khích hộ gia đình tham gia cải tạo vườn tạp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.  

Hiện, thực trạng vườn tạp trên địa bàn các xã trong huyện được chia làm 2 loại. Một là vườn có diện tích từ 300 m2 trở lên là 1.000 ha với khoảng 6.000 hộ; vườn có diện tích dưới 300 m2 là 2.154 ha với 14.227 hộ. Trong vườn thường trồng xen nhiều loại cây, không có cây chủ lực, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Hiệu quả kinh tế vườn tạp thấp, cho thu nhập không đồng đều, thậm chí có vườn không cho thu hoạch sản phẩm do mỗi vườn trồng những loại cây và mức độ chăm sóc của các hộ cũng khác nhau. Đối với giống cây trồng, đa số các hộ tự tìm mua nên không kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng cây giống. Bên cạnh đó không đảm bảo được nguồn nước tưới cho cây trồng. Có vườn chỉ cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng /ha nhưng cũng có vườn cho thu nhập từ 60-70 triệu đồng /ha do có đầu tư chăm sóc kết hợp với chăn nuôi.  

Song, những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao như nhãn, cam, bưởi, chanh… được người dân một số xã trong huyện tích cực thực hiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, giúp người dân nâng cao thu nhập. Điển hình là các xã: Sơn Thủy, Kim Sơn, Tú Sơn, Bắc Sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa… từng bước tạo thành vùng sản xuất cho thu nhập từ 110-130 triệu đồng /ha/năm. 

Đề án cải tạo vườn tạp huyện Kim Bôi giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tăng giá trị của vườn thông qua các sản phẩm; sử dụng triệt để đất vườn, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích vườn tạp được cải tạo là 1.000 ha với diện tích từ 300 m2 trở lên cho thu nhập bình quân  80 - 90 triệu đồng /ha và có khoảng 6.000 hộ có vườn tạp tại 27 xã được tham gia Đề án. Kinh phí thực hiện Đề án dự kiến trên 13, 5 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 12 tỷ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ 619 triệu đồng, vốn lồng ghép 850 triệu đồng, dân góp 80 triệu đồng.  

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Để thực hiện có hiệu quả Đề án này, huyện sẽ hỗ trợ sau đầu tư 10 triệu đồng /ha cho hộ nông dân thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng mô hình trình diễn trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao KH -KT; hỗ trợ sau đầu tư 2 triệu đồng /ha cho doanh nghiệp tham gia tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị với nông dân qua hợp đồng. Huyện đã đưa ra các giải pháp có tính khả thi như gắn việc cải tạo vườn tạp vào các tiêu chí thi đua tại các xã trong phong trào xây dựng NTM. Thường xuyên thống kê diện tích đã trồng để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời đưa ra dự báo thị trường để khuyến cáo nông dân không chạy theo phong trào, phá vỡ quy hoạch. Tăng cường chuyển giao tiến bộ KH -KT cho nhân dân trong quá trình cải tạo vườn tạp, định hướng cải tạo vườn nhà mình, từ đó lựa chọn 1-2 loại cây chủ đạo để phát triển kinh tế vườn. Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong sản xuất. Tạo điều kiện cho các hộ dân có thể tiếp cận, tham gia các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp, các hội chợ hàng nông nghiệp giúp người dân có thể trực tiếp giới thiệu các sản phẩm của mình với người tiêu dùng…

                                                                Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục