(HBĐT) - Phú Lương là xã vùng 135, cách trung tâm huyện Lạc Sơn chừng 20 km. Sau giai đoạn đầu triển khai chương trình MTQG về xây dựng NTM, đời sống KT -XH của xã đã có những chuyển biến nhất định. Thế nhưng, với dân số đông, địa bàn rộng, trong khi nguồn lực hạn chế nên hành trình xây dựng NTM ở xã vùng sâu này còn nhiều gian nan.
Đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết: Bắt tay vào xây dựng NTM, cấp ủy Đảng, chính quyền xã chú trọng tuyên truyền cho cán bộ, nhân dân về vai trò của xây dựng NTM. Từ sự thấu hiểu, bà con đã tích cực thực hiện, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập từ 6, 8 triệu đồng (năm 2011) lên 14, 5 triệu đồng vào năm 2015, dự kiến hết năm nay đạt trên 16 triệu đồng /người; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 52,1% xuống còn 33,4% trong giai đoạn 2011 – 2015. Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm, điển hình là chợ Phú Lương được xây dựng trên diện tích 9.976 m2 đưa vào sử dụng từ tháng 12/2014. Chợ trở thành trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa của bà con trong và ngoài xã. Thế nhưng với những khó khăn hiện tại, hành trình xây dựng NTM ở xã Phú Lương còn nhiều gian nan.
Điện là một trong những tiêu chí mà bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) rất trăn trở. ảnh: Đường dây điện tự kéo chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn điện ở xóm Khải.
Mặc dù có tỉnh lộ 436 và đường liên xã Thượng Cốc – Phúc Tuy – Phú Lương chạy qua nhưng hệ thống đường xương cá trục xóm, liên xóm, ngõ xóm, nội đồng ở xã Phú Lương mới được cứng hóa ở mức khiêm tốn với 12/54, 2 km. Chưa kể dân cư được chia thành 2 khu, ngăn cách bởi sông Bưởi nên Phú Lương là 1 trong những xã có nhiều cầu treo dân sinh nhất của huyện Lạc Sơn. Hiện, các cây cầu qua thời gian sử dụng chưa được tu sửa nên đa số đã xuống cấp nghiêm trọng.
Là xã thuần nông, kinh tế phụ thuộc vào trồng lúa, trồng màu nhưng hệ thống thủy lợi của Phú Lương vẫn chưa đảm bảo cho tưới tiêu. Từ năm 2011 đến nay, xã mới được sửa chữa, nâng cấp 3/7 hồ chứa nước (hồ Quốc, Rảy, Pheo) và nâng cấp 2 trạm bơm ở xóm Băn và xóm Chao. Còn lại, đa số các bai dâng đã xuống cấp nhưng việc nâng cấp, tu sửa chưa được đầu tư kịp thời. Về mương tưới tiêu, mới có 11/27 km được cứng hóa, chiếm 41%, không đảm bảo phục vụ cho sản xuất của bà con.
Thêm nữa, các trường học trên địa bàn xã hiện nay còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cụ thể: thiếu 8 phòng học, 4 phòng chức năng, 3 phòng thư viện, 5 phòng y tế, hệ thống tường bao của 4 trường, 5 nhà bếp và 10 công trình nhà vệ sinh. Cơ sở vật chất văn hóa cũng chưa được đầu tư. Cả xã có 23/25 xóm chưa có nhà văn hóa và tất cả các xóm chưa có khu vui chơi thể thao.
Trong số những khó khăn chồng chất đó, tiêu chí về điện đang là nỗi trăn trở của người dân xã Phú Lương. Từ năm 2011 đến nay, xã được đầu tư xây dựng 8 km đường dây 4 KV, 1 đường dây 35 KV và xây mới 2 trạm biến áp. Tuy nhiên, do trạm mới xây chưa đưa vào hoạt động nên mới có 435/1.510 hộ (30%) được sử điện thường xuyên, an toàn theo quy định. Hình ảnh những đường dây điện tự kéo chằng chịt đã trở nên phổ biến ở xã này. Điển hình như xóm Chất, cách trung tâm UBND xã hơn 1 km nhưng bao năm nay sống trong cảnh 30 hộ dùng chung 1 công tơ điện. Hay ở xóm Khải, xóm nằm dọc theo tỉnh lộ 436 với hàng chục đường dây tự kéo chằng chịt “cõng” điện về xóm, nhiều đoạn dây điện võng xuống cách mặt đất chưa tới 2 m.
Trước những khó khăn trên, đồng chí Bùi Văn Vót, Chủ tịch UBND xã Phú Lương cho biết: Thời gian tới, chú trọng trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây có múi, trồng dổi, xoan để nâng cao thu nhập cho bà con. Tiếp tục huy động sự đóng góp từ nhân dân và mong muốn sự quan tâm đầu tư của các cơ quan chức năng, nhất là đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu để tạo động lực xây dựng NTM.
Viết Đào
(HBĐT) - Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012 đến nay, hoạt động kinh tế tập thể trên địa bàn TP Hòa Bình chưa có nhiều chuyển biến, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động chưa cao. Công tác quản lý Nhà nước các cấp đối với kinh tế tập thể còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HTX gặp nhiều khó khăn như chính sách giao đất, cho thuê đất, chính sách tín dụng ưu đãi... Bên cạnh đó, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền và nhân dân về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong phát triển KH-TX chưa đầy đủ nên chưa tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện đúng mức để phát triển kinh tế tập thể… Từ những hạn chế đó, Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể TP Hòa Bình đang tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho kinh tế hợp tác, HTX.
(HBĐT) - Được sự giới thiệu của anh em, bạn bè trong xã về mô hình nuôi ong lấy mật, anh Trần Văn Hưng, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã “bén duyên” với con ong từ đó. Năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 4 đàn ong và cho đến nay , anh nhân rộng được 150 đàn, mỗi năm cho thu gần 2.000 lít mật ong.
(HBĐT) - Cao Phong chính thức bước vào vụ thu hoạch cam. Năm nay, cây chanh trồng thêm ở bờ rào không đem lại thu nhập như mong đợi. Thế nhưng người trồng cam tự tin, phấn khởi vì cam tiếp tục khẳng định chất lượng và được khách hàng tin dùng. Sản lượng trồng năm nay tiếp tục tăng, trong khi đó giá vẫn tương đương năm ngoái.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam mong muốn sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU bởi hiệp định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho 2 bên.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Các TTHC ở cả 3 cấp được UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian giải quyết.
(HBĐT) - Tháng 6/2016, tổ chức GNI (Hàn Quốc) khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên 4 xã vùng cao của huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Ngòi Hoa, từ đó lựa chọn 2 xã có khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng, phù hợp là Quyết Chiến, Lũng Vân để viện trợ nông dân trồng thử nghiệm các giống rau Hàn Quốc. Mô hình được thực hiện thành công đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất rau an toàn, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, đặc biệt là về các loại rau ở vùng cao.