(HBĐT) - Hơn 10 năm về trước, sau khi thu hoạch xong vụ hè - thu, người dân ở xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) hầu như bỏ đất không, chờ đến vụ chiêm - xuân mới tiếp tục làm đất, cày cấy. Thế nhưng những năm gần đây đã thành thói quen, thu hoạch xong, bà con lại xắn tay ngay vào trồng ngô đông, tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập, quyết không để đất nghỉ.
Gia đình ông Bùi Văn Nhườn, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) gieo ngô giống để kịp trồng trong vụ đông năm 2016.
Những ngày này, trên những cánh đồng ở xã Phúc Tuy, nông dân hăng say trồng ngô đông. Đồng chí Bùi Việt Chinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã cho biết: Phúc Tuy là xã khan hiếm nước tưới, nhất là vào thời điểm cuối vụ hè - thu. Biến khó khăn thành lợi thế, khoảng 10 năm trở lại đây, sau khi thu hoạch xong, bà con cắt rạ và trồng ngô đông. Ban đầu, do chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc nên gặp không ít khó khăn, năng suất thấp. Sau vài năm, kinh nghiệm được tích lũy và sự hỗ trợ về kỹ thuật, năng suất ngô vụ đông không những không thua kém mà còn vượt cả vụ mùa chính. Vụ đông năm nay dù gặp khó khăn vì trời mưa, ngô gieo xuống bị thối hạt nhưng bà con tích cực trồng lại với tổng diện tích khoảng 80 ha.
Từ xóm Châu đến Quyển Dưới rồi xóm Tróng, đâu đâu chúng tôi cũng chứng kiến cảnh nông dân chăm sóc ruộng ngô. ông Bùi Văn Nhườn, xóm Tróng cùng vợ gieo từng hạt ngô vào luống đất chia sẻ: “Ruộng này trồng đúng hôm mưa nên bị thối hạt, không nảy mầm được. Mấy hôm nay, thời tiết mưa nhiều nên hai vợ chồng tôi làm luống đất để ươm giống, lúc nảy mầm mới trồng vào ruộng. Mấy năm gần đây, gia đình tôi luôn chủ động, sau khi thu hoạch xong là làm đất trồng ngô đông. Mỗi vụ duy trì trồng 1.700 m2, đến giờ, ngô thu hoạch được từ vụ trước vẫn còn vài tải dự trữ”.
“Ngoài trồng ngô tỷ, chúng tôi dành 1/3 diện tích đất trồng ngô nếp để bán, có thêm nguồn thu nhập. Cả xóm đều trồng ngô, không nhà nào để đất trống. Đây là nguồn thức ăn quan trọng trong mùa khô cho vật nuôi”, ông Nhườn cho biết thêm. Cạnh ruộng nhà ông Nhườn là ruộng ngô đã nảy mầm của gia đình bà Bùi Thị Miên. Sau cơn mưa tối hôm trước, sáng sớm bà Miên ra đồng để kiểm tra hơn 1.000 m2 ngô của gia đình. Bà Miên chia sẻ: “Mình làm nhiều năm nên có kinh nghiệm, thực ra, trồng ngô đông không khó, chỉ gặp khó khăn nếu thời tiết không ủng hộ, mưa gây úng. Năm nào thời tiết khô ráo, chúng tôi gieo hạt thẳng vào đất, mưa nhiều thì ươm rồi mới trồng. Nếu so sánh với chính vụ thì trồng ngô đông còn nhàn hơn vì chỉ cần bón phân chứ không phải làm cỏ, vun gốc”.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 8/11, tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Sở Công Thương đã tổ chức khai trương Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. Đây là mô hình thí điểm nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững thuộc danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020.
(HBĐT) - Canh tác hữu cơ hiện nay đang được nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn quan tâm trong bối cảnh thực phẩm không an toàn tràn lan trên thị trường. Người nông dân cũng bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi hàng ngày, hàng giờ họ phải tiếp xúc với phân bón và thuốc trừ sâu hóa học cho cây trồng.
(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, tận dụng điều kiện tự nhiên, một số hộ dân ở xã Hợp Đồng (Kim Bôi) phát triển mô hình nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, hiện mô hình này chưa được nhân rộng tương xứng với tiềm năng.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020”.
(HBĐT) - Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng qua vẫn phát sinh nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm chủ yếu về an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, nhãn hàng hóa và một số hành vi gian lận thương mại khác. Lực lượng QLTT đã kiểm tra, phối hợp kiểm tra 2.844 trường hợp, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu trị giá trên 2, 1 tỷ đồng, trong đó tiền phạt vi phạm hành chính gần 1, 8 tỷ đồng.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 22.050 tỷ đồng, tăng 14,75% so với cùng kỳ năm trước, bằng 87,75% kế hoạch năm. Trong 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 9,41% so với cùng kỳ năm trước.