(HBĐT) - Kể từ tháng 9/2015, Sở NN & PTNT Hà Nội đã tổ chức đoàn cán bộ và các doanh nghiệp làm việc với các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm của tỉnh ta. Đồng thời, đi thăm quan một số cơ sở tiêu biểu của tỉnh sản xuất cam Cao Phong, nuôi cá lồng của Công ty TNHH MTV Minh Tín trên hồ sông Đà. Sau chương trình này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm của Hà Nội đã kết nối trực tiếp với cơ sở sản xuất của tỉnh.

 

Việc kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm đã hỗ trợ cơ sở sản xuất nắm bắt nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm ở thị trường Hà Nội, tiêu chí về chất lượng cho từng loại sản phẩm đặc trưng (rau, củ, quả các loại, cam Cao Phong, cá sông Đà…) để có thể đưa vào phân phối tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn của Hà Nội, từ đó có chiến lược sản xuất sản phẩm tốt hơn. Dựa trên cơ sở yêu cầu đối với từng sản phẩm của các đơn vị phân phối, Sở NN & PTNT rà soát lại các sản phẩm an toàn, đặc sản của địa phương chưa có chứng nhận chất lượng sản phẩm làm cơ sở để kết nối tiêu thụ vào thị trường Hà Nội.

 

 

Sản phẩm rau su su ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã liên kết tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: Từ chỗ doanh nghiệp phân phối của Hà Nội nắm bắt được thông tin về sản phẩm của tỉnh ta, doanh nghiệp hai bên đã thỏa thuận và ký hợp đồng liên kết, hợp tác đưa nông sản thực phẩm an toàn về Thủ đô tiêu thụ. Cụ thể Công ty CP Nhất Nam xúc tiến, thỏa thuận mỗi năm đưa khoảng 40 tấn cam Cao Phong, 5 tấn cá sông Đà về tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Fivimart. Công ty TNHH thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong, rau các loại, thịt lợn Mán, chim bồ câu. Công ty CP Phát triển nông nghiệp Bền vững, Công ty CP Thực phẩm Tây Bắc liên kết tiêu thụ các loại sản phẩm rau su su, thịt lợn Mán, cam Cao Phong tại các bếp ăn tập thể và hệ thống phân phối của Công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất, đầu tư của Hà Nội là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Quang Huy đầu tư và cung ứng cho tỉnh trên 20 hầm biogas phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Bên cạnh đó, các thông tin về sản phẩm đặc sản, cơ sở sản xuất tiêu biểu của tỉnh được giới thiệu qua kênh truyền thông của Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội như trang Webside, đài, báo, bản tin Xúc tiến thương mại nông nghiệp.

 

Đến nay, địa bàn tỉnh đã hình thành 2 chuỗi sản xuất rau hữu cơ Lương Sơn và cá lồng vùng hồ sông Đà liên kết với doanh nghiệp và nhà hàng của Hà Nội để cung ứng sản phẩm ra thị trường. Trong đó, sản phẩm rau hữu cơ đã gia nhập chuỗi cung ứng của Công ty CP đầu tư Tâm Đạt, Công ty TNHH Tràng An, Công ty TNHH VinaGAP, Công ty thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam. Chuỗi cá sông Đà có thực phẩm sạch Hikifarm, Công ty CP dịch vụ thực phẩm sạch Helomam, nhà hàng Đá Ong – 120, Thành Công, nhà hàng nổi sông Hồng – Kiều Gia, nhà hàng Toàn Thắng – 50 Hào Nam, nhà hàng Minh Trang – Hà Đông… Trong khuôn khổ chương trình phối hợp thúc đẩy liên kết, 2 địa phương tiếp tục triển khai hợp tác cung cấp thực phẩm cho thành phố Hà Nội, tổ chức cho các doanh nghiệp gặp gỡ và giới thiệu các cơ sở của tỉnh tham gia hội chợ Tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, địa chỉ xanh – nông sản sạch…

 

                                                                                     Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh

Phát huy truyền thống anh hùng, chủ động khai thác nguồn lực, tạo nền tảng phát triển KT-XH huyện Lạc Sơn nhanh, bền vững

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, thực dân Pháp lập tỉnh Mường (sau đổi thành tỉnh Hòa Bình) gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Chợ Bờ và phủ Lạc Sơn gồm cả phần đất huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc và là đơn vị hành chính lớn nhất của tỉnh Mường lúc bấy giờ.

Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất, tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH

(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.

Vũ Lâm - xã đầu tiên của huyện đạt tiêu chí nông thôn mới

(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.

Ấn tượng thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) suốt từ những năm tái lập tỉnh đến nay, tỉnh ta nhìn chung được đánh giá có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc dù kinh tế thế giới nhiều thời điểm suy thoái, tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng nhưng vượt qua những khó khăn, thách thức, tình hình thu NSNN trên địa bàn vẫn đạt được những kết quả ấn tượng.

Xây dựng huyện Kim Bôi trở thành “vùng sản xuất vụ đông” của tỉnh

(HBĐT) - Những năm gần đây, Kim Bôi luôn là huyện có diện tích sản xuất vụ đông cao nhất so với các địa phương khác, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của toàn tỉnh. Tuy nhiên, để xây dựng nơi đây trở thành vùng sản xuất vụ đông có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, huyện Kim Bôi xác định cần vượt qua một số thách thức quan trọng - cũng chính là những thách thức chi phối hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Cơ hội bứt phá từ cải thiện môi trường đầu tư

(HBĐT) - Từ việc thay đổi tư duy, nhận thức và hành động, tỉnh ta đang triển khai các giải pháp cụ thể xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ thay vì quản lý, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo “cú huých” bứt phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục