(HBĐT) - Là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, năm 1993, thu nhập bình quân đầu người của huyện Lạc Sơn đạt 700.000 đồng; năm 2000 đạt hơn 2 triệu đồng. Có những giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện trên 50%. Tuy nhiên, hiện nay, Lạc Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 20 triệu đồng, tăng hơn 12 triệu đồng so với năm 2010, đạt 133,3% Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19,5%. Kết quả này thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu, vượt khó của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạc Sơn. Đại hội lần thứ XXV Đảng bộ huyện Lạc Sơn xác định: “Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, huy động tối đa các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết việc làm, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội”. Đó là những bước đột phá trong phát triển KT-XH của huyện Lạc Sơn những năm qua và những năm tiếp theo.
Lạc Sơn là huyện giàu tiềm năng về đất đai, lao động và có điều kiện phát triển một số ngành, nghề như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Hiện, trên địa bàn huyện có 58.746 ha đất tự nhiên. Tính chất đất khác nhau được phân bố ở vùng khác nhau đã tạo cho Lạc Sơn ưu thế phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa quy mô lớn và đa dạng. Bên cạnh những lợi thế về đất đai, Lạc Sơn có nguồn lao động dồi dào với hơn 51% dân số trong độ tuổi lao động. Người dân được biết đến với phẩm chất cần cù, chịu khó. Từ những lợi thế đó, trong những năm qua, Lạc Sơn đã có những bước chuyển mình quan trọng. Đặc biệt, trong các giai đoạn 2006 - 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều đạt trên 11,3%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (nông , lâm nghiệp, thủy sản chiếm trên 40%, CN-TTCN, xây dựng chiếm trên 27%, thương mại - dịch vụ chiếm 31%) đã cho thấy sự phát triển của huyện, thể hiện sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thời cơ, phát huy mọi nguồn lực, vượt qua thử thách trên chặng đường đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, đưa Lạc Sơn thoát nghèo và từng bước phát triển giàu mạnh. Những năm gần đây, toàn huyện đã chuyển đổi được gần 670 ha vườn, đồi tạp sang canh tác các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; phát triển và duy trì 43 trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn. Lạc Sơn cũng là huyện có sản lượng lương thực cao nhất tỉnh. Ngành CN-TTCN đạt tốc độ tăng trường 19%, giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2015 xấp xỉ 1.100 tỷ đồng. Kinh tế phát triển toàn diện, thu ngân sách năm 2015 đạt 25 tỷ đồng. Toàn huyện có trên 2.300 cơ sở kinh doanh, sản xuất VLXD, giải quyết việc làm và thu nhập cho hơn 7.600 lao động. Tổng doanh thu ngành thương mại - dịch vụ tăng lên 650,5 tỷ đồng
Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, Huyện ủy, UBND huyện xác định: Sử dụng có hiệu quả và huy động tối đa các nguồn lực, khai thác các tiềm năng có lợi thế, khắc phục hạn chế, thực hiện sắp xếp tổ chức lại sản xuất, tiến hành quy hoạch tổng thể KT-XH đồng bộ với các quy hoạch chi tiết ngành, lĩnh vực nhằm tạo điều kiện để Lạc Sơn phát triển hòa nhập với quá trình phát triển KT-XH chung của toàn tỉnh cũng như cả nước.
Cụ thể, đối với nông, lâm nghiệp, thủy sản, huyện tập trung phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng KH-KT, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng cường 4 nhà, kết nối thị trường tiêu thụ, đầu tư công nghiệp chế biến. Tạo cơ chế chính sách về đất đai, nguồn vốn hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển mạnh mô hình trang trại, gia trại. Xây dựng NTM theo hướng phát triển bền vững và mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương.
Về sản xuất CN-TTCN, xây dựng và dịch vụ, giải pháp đột phá của huyện là khai thác lợi thế địa phương, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất TTCN, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển các nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch có công nghệ sạch. Chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của địa phương như gà đồi, lợn bản địa, hạt dổi … và các sản phẩm truyền thống.
Song song với đó, huyện đặc biệt quan tâm đến các biện pháp XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó, trọng tâm là công tác đào tạo việc làm, hướng nghiệp dạy nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo. Trung bình hàng năm, huyện tạo việc làm mới cho khoảng 3.500 lao động và hàng nghìn người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ học nghề. Công tác GD&ĐT được quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dạy và học với 29 trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện phấn đấu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố QP-AN, đảm bảo an toàn trật tự để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Bùi Văn Thắng
(Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn)
(HBĐT) - Xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của tỉnh, hàng năm, Tỉnh uỷ đều giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh định hướng, phân bổ chỉ tiêu về dạy nghề và nâng cao chất lượng nhân lực cho các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường trong và ngoài tỉnh, có diện tích đất nông nghiệp lớn, có tiểu vùng khí hậu thích nghi với nhiều chủng loại rau như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ theo các mùa trong năm.
(HBĐT) - Có địa giới tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, ự đường Hồ Chí Minh và QL 21 chạy qua địa bàn, giao thông thủy bộ thuận tiện. Huyện Lạc Thủy cũng là nơi đan xen hài hòa giữa hai sắc thái văn hóa Việt - Mường với những lễ hội truyền thống. Cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét văn hóa độc đáo và đặc sắc như lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản Mường, hội sắc bùa... Đây cũng là nơi quần tụ của những danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa với nhiều sông, suối, hồ, đập, núi non hùng vỹ. Đó là tiềm năng lớn giúp huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói” với loại hình phong phú như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thắng cảnh và du lịch tâm linh.
(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.