(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.

 

Cũng như nhiều xã thuộc vùng sâu của huyện Lạc Sơn, những năm trước đây, kinh tế xã Vũ Lâm có nhiều khó khăn. Đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, xã chưa định hướng được những cây trồng, vật nuôi chủ lực trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, từ năm 2010 trở về trước, thu nhập bình quân của người dân trong xã chỉ đạt 8 triệu đồng/năm trở xuống, tỷ lệ hộ nghèo cao. Xã Vũ Lâm bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ năm 2011 khi xã chính thức được lựa chọn làm điểm xây dựng NTM.

 

Đồng chí Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm cho biết: Khi được chọn làm điểm xây dựng NTM, xã quan tâm tới tất cả 19 tiêu chí. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng, chính quyền xác định lựa chọn tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân là khâu then chốt, đột phá để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM.

 

 

Mía tím là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Vũ Lâm.

 

Những năm qua, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, xã đã thực hiện được 9 mô hình phát triển sản xuất với 508 hộ được hưởng lợi. Năm 2011, được giải ngân 580 triệu đồng (nguồn vốn xây dựng NTM), xã đã sử dụng 180 triệu đồng mua giống lợn nái siêu nạc hỗ trợ cho các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn phát triển sản xuất. Năm 2012, trong tổng số 880 triệu đồng (vốn NTM) được cấp, xã  đã dành 180 triệu đồng cho mục đích phát triển sản xuất. Cụ thể đã mua 16 con bò lai Sind hỗ trợ cho 16 hộ chăn nuôi. Năm 2013, được giải ngân 900 triệu đồng, xã đã sử dụng 300 triệu đồng cho phát triển sản xuất. Năm 2013, xã đã đến Ba Vì - Hà Nội để mua bò, giống cỏ, thuốc thú y... và tìm hiểu cách chăm sóc bò để bàn giao cho các hộ gia đình trong xã phát triển chăn nuôi. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất của xã được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ bò mẹ cho hộ gia đình chăn nuôi. Khi bò sinh sản lứa đầu, hộ gia đình đó giữ lại bê con và bàn giao lại bò mẹ cho xã để tiếp tục bàn giao cho các hộ khác. Cùng với việc hỗ trợ giống, vốn, KH-KT, xã đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đến nay, xã đã đưa vào nhiều loại cây trồng mới, bên cạnh mía tím là cây trồng chủ lực, xã đã đưa vào thử nghiệm 5 ha giống ớt mới với 28 hộ hưởng lợi; hơn 10 ha củ đậu và một số loại cây khác như bí xanh, dưa chuột… Với các hộ dân sống ở phố Lâm Hóa 1 và Lâm Hóa 2, xã vận động và tạo điều kiện để các hộ phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải... Đến nay, xã có 10 hộ sản xuất gạch xi măng, 8 hộ có máy xẻ gỗ và làm nghề mộc, hơn 200 hộ phát triển kinh doanh, trong đó, chủ yếu là vận tải và dịch vụ.  Nhờ có doanh nghiệp thu mua, chế biến nông - lâm sản trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực của xã như: lúa, ngô, sắn, mía tím, cá, thịt... 

 

Từ đó, mức thu nhập của người dân đã tăng lên rõ rệt. Năm 2011, thu nhập bình quân trong xã đạt 8,5 triệu đồng/người; năm 2012 nâng lên mức 13,5 triệu đồng/người; năm 2015 đạt 21,7 triệu đồng/người. Số hộ nghèo giảm từ 14,7%  (năm 2011) xuống còn 5% (năm 2015). Hiện, trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng cao, người dân tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động của xã, thôn.

 

 

 

                                                                                         P.L

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Kim Bôi mở rộng vùng rau an toàn

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều thuận lợi cho việc giao thương với các thị trường trong và ngoài tỉnh, có diện tích đất nông nghiệp lớn, có tiểu vùng khí hậu thích nghi với nhiều chủng loại rau như rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ theo các mùa trong năm.

Huyện Lạc Thuỷ: Khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Có địa giới tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, ự đường Hồ Chí Minh và QL 21 chạy qua địa bàn, giao thông thủy bộ thuận tiện. Huyện Lạc Thủy cũng là nơi đan xen hài hòa giữa hai sắc thái văn hóa Việt - Mường với những lễ hội truyền thống. Cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét văn hóa độc đáo và đặc sắc như lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản Mường, hội sắc bùa... Đây cũng là nơi quần tụ của những danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa với nhiều sông, suối, hồ, đập, núi non hùng vỹ. Đó là tiềm năng lớn giúp huyện Lạc Thuỷ đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói” với loại hình phong phú như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thắng cảnh và du lịch tâm linh.

Huyện Yên Thủy - xóa đói, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.

Agribank Hòa Bình ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai vay vốn với Hội Phụ nữ và hội Nông dân tỉnh theo Nghị định 55 của Chính phủ

(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.

Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.

Thống nhất sẽ phối hợp xây dựng thương hiệu lợn bản địa của Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục