(HBĐT) - Những năm gần đây, Kim Bôi luôn là huyện có diện tích sản xuất vụ đông cao nhất so với các địa phương khác, chiếm khoảng 1/4 tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông của toàn tỉnh. Tuy nhiên, để xây dựng nơi đây trở thành vùng sản xuất vụ đông có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, huyện Kim Bôi xác định cần vượt qua một số thách thức quan trọng - cũng chính là những thách thức chi phối hiệu quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Kim Bôi là huyện có thế mạnh và truyền thống sản xuất vụ đông của tỉnh. Trong những năm qua, cùng với những chuyển biến tích cực của sản xuất nông nghiệp, sản xuất vụ đông đã có những bước phát triển khả quan, dần khẳng định là lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp địa phương. Cũng như đối với lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng sản xuất vụ đông được huyện xác định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc huyện cần giải quyết 3 thách thức, mâu thuẫn quan trọng: giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay; giữa yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, có tính cạnh tranh và giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả thu hút đầu tư vào nông nghiệp còn thấp.
Đối với việc thúc đẩy sản xuất vụ đông để xây dựng Kim Bôi trở thành vùng sản xuất vụ đông có tính tập trung hàng hóa và giá trị gia tăng cao, huyện xác định giải pháp quan trọng hàng đầu là tổ chức lại sản xuất để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, mặc dù là vùng trọng điểm của tỉnh với diện tích gieo trồng các loại cây vụ đông luôn đạt khoảng 30% diện tích sản xuất nông nghiệp của địa phương nhưng nhìn chung, sản xuất vụ đông của huyện Kim Bôi vẫn trong tình trạng manh mún, nhỏ lẻ nên chưa tạo ra sản lượng hàng hóa lớn để tìm được chỗ đứng ổn định trên thị trường... ở những xã có truyền thống sản xuất vụ đông của huyện như: Đú Sáng, Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Nam Thượng, Hợp Kim... diện tích gieo trồng dao động trên 100 ha /vụ/xã góp phần duy trì tổng diện tích vụ đông của toàn huyện đạt khoảng 2.000 ha. Đây là con số khá khiêm tốn so với tổng diện tích khoảng 18.000 ha gieo trồng cây hàng năm của huyện. Nhưng bù lại, rất đáng ghi nhận là hiệu quả kinh tế của vụ đông khá cao, đều đặn mỗi năm đóng góp khoảng 11% vào cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.
Được biết, để tạo động lực thúc đẩy sản xuất vụ đông, Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông, lồng ghép với thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt; trợ giá giống lúa, ngô, khoai tây và một số mô hình để hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá nông sản hàng hóa, chính sách hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng ngô... Trong những năm tiếp theo, huyện tập trung thực hiện dồn điền - đổi thửa, khuyến khích nông dân sản xuất 3 vụ /năm, tận dụng các điều kiện đất đai sẵn có để thâm canh vụ đông, nâng cao hệ số sử dụng đất, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, huyện triển khai mạnh 3 đề án phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 gồm: đề án sản xuất rau an toàn, đề án cải tạo vườn tạp, đề án trồng cỏ vỗ béo đàn bò. Đây được kỳ vọng sẽ là những “cú hích” để huyện thực hiện những bước “nhảy dài” về chất, phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu xây dựng huyện Kim Bôi thực sự trở thành “vùng sản xuất vụ đông” có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
Thu Trang
(HBĐT) - Với 13 xã, thị trấn nhưng huyện Yên Thủy có tới 6 xã, 64 thôn, bản vùng 135; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 chiếm trên 37% và hộ cận nghèo còn 26%. Nguyên nhân chính được cấp ủy, chính quyền huyện xác định do sản xuất chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp và chưa có đầu ra ổn định, thiếu vốn đầu tư SX -KD. Việc tiếp cận và áp dụng KH -KT trong sản xuất còn hạn chế. Một bộ phận dân cư còn nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, điều kiện đất đai cằn cỗi, giao thông đi lại khó khăn và tác động thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của dân cư trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 16/11, Agribank Hòa Bình cùng với Hội LHPN tỉnh và Hội Nông dân tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ. Tham dự Lễ kỹ thỏa thuận có đại diện lãnh đạo NHNN tỉnh, lãnh đạo Agribank Hòa Bình, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ tỉnh.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 11, trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” đã khai trương tại xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn). Lễ khai trương có sự tham dự của các đồng chí: Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương; lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn và đông đảo nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 16/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc giữa UBND tỉnh với Đoàn công tác của Dự án JICA về việc triển khai Dự án “Thành lập Ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học” tại Hòa Bình. Đây là dự án quan trọng do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Bộ KH&CN Nhật Bản (JST) đồng tài trợ, triển khai chính tại Hà Nội và Hòa Bình từ năm 2015 - 2020.
(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, một vài hộ dân ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang phát triển mô hình trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha, 2 hộ gia đình tham gia trồng thí điểm. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa xây dựng đề án “Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM huyện Lương Sơn đến năm 2020” nhằm bố trí lại không gian vườn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình có hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân.