(HBĐT - Đi qua địa phận huyện Cao Phong những ngày này, chúng ta sẽ được chứng kiến không khí hối hả của người dân trên những sườn đồi thu hoạch cam. Dọc 2 bên đường, xe khách, xe tải tấp nập bốc cam. Từ đó, cam Cao Phong theo những chuyến xe Bắc - Nam đi khắp mọi miền Tổ quốc.
Cam Cao Phong là đặc sản được nhiều người lựa chọn làm quà biếu gửi đi các tỉnh, thành phố khắp cả nước.
Ngày 5/11/2014, Cục sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Từ đó đến nay, thương hiệu cam Cao Phong đã khẳng định vị trí của mình tại thị trường trong nước. Cam Cao Phong đi vào các siêu thị lớn như BigC, Metro và hầu hết các tỉnh, thành. Hiện nay, toàn huyện Cao Phong có 2.100 ha cây có múi, chủ yếu là cam, quýt. Đến nay có 900 ha bước vào thời kỳ kinh doanh. Vụ cam năm 2016 sản lượng ước tính đạt 23.000 tấn. Các giống cam chủ yếu là: lòng vàng, Mát, Xã Đoài, đường Canh, V2.
Cách đây khoảng 5 năm, số lượng xe khách đi qua huyện Cao Phong đến các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam trung bình chỉ khoảng vài ba chuyến/ngày. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến xe vào miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên chạy qua địa phận huyện Cao Phong. Ngoài ra, số tuyến xe đi các tỉnh
Anh Nguyễn Văn Hậu, chủ nhà xe Anh Hậu, thị trấn Cao Phong cho biết: Từ năm 2013 đến nay, số lượng người dân gửi cam vận chuyển bằng xe khách tăng theo các năm. Trung bình vào ngày thường ít khách đi xe, tôi nhận chở cam cho người dân, giá 100.000 đồng/1 tạ; thời gian vận chuyển nhanh, chỉ sau 3h xuất bến là về đến bến Mỹ Đình nên người dân tin tưởng gửi cam thường xuyên. Vào mùng 1, hôm rằm, tôi phải bốc hàng từ 4h sáng, nhiều hôm không dám nhận đơn hàng vì chỉ được chở đúng trọng tải cho phép”.
Không phải ngẫu nhiên mà có nhiều chuyến xe khách đi qua Cao Phong như vậy. Một trong những lý do đó là nhu cầu vận chuyển cam của người dân nơi đây ngày càng tăng. Hầu hết người dân Cao Phong đều muốn quảng bá thương hiệu cam Cao Phong đến với mọi người trong nước, trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, viber mọi người đều đăng bán cam Cao Phong và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách thập phương. Từ sự kết bạn trên mạng xã hội đến những mối quan hệ bạn bè thân thiết, cam Cao Phong được người dân nơi đây gửi theo những chuyến xe đi khắp mọi miền. Diện tích trồng cam của huyện Cao Phong ngày càng tăng, sản lượng cam tăng nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, giá cam Cao Phong vẫn giữ được mức giá ổn định. Theo khảo sát của chúng tôi, giá cam lòng vàng đầu mùa năm 2016 bán tại vườn, cắt cuống cây ở mức 25.000 đồng/kg. Giá bán lẻ tại các sạp cam dọc tuyến QL6 chạy qua địa phận Cao Phong dao động từ 30-33.000 đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Tư, một chủ sạp cam tại chợ Bóp chia sẻ: “Tôi bán cam tại chợ Bóp đã hơn 5 năm. 2 năm trở lại đây, tôi rất vui vì thị trường cam Cao Phong được mở rộng. Khách ở miền Trung, miền
Thu Thủy
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Thoa (Đà Bắc) hỏi: Đề nghị cho biết, việc tự ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không đủ điều kiện đối với đất có điều kiện thì bị xử phạt như thế nào?
(HBĐT) - Ngày 1/11/2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất. Theo đó:
(HBĐT) - Phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển KT-XH, quan tâm, giúp đỡ hội viên xóa đói, giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, Hội Phụ nữ xã Hợp Châu (Lương Sơn) đã thành lập nhiều mô hình phát triển kinh tế đem lại thu nhập khá cho hội viên, tiêu biểu nhất phải kể đến tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn. Hiện tổ hợp tác không ngừng phát triển và mở rộng, cung cấp số lượng sản phẩm lớn cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, ngành thủy sản tỉnh ta đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, việc nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đã và đang phát triển mạnh mẽ với số lượng lồng nuôi tăng theo từng năm. ưu điểm nổi bật của nuôi cá lồng là tiết kiệm được diện tích mặt nước. Ngoài ra, do lưu lượng nước thay đổi liên tục nên môi trường nuôi cá trên lòng hồ sạch hơn, cá ít bị nhiễm bệnh, năng suất cao. Vì vậy có nhiều mô hình nuôi cá lồng thành công như cá trắm cỏ, rô phi đơn tính, một số loại đặc sản như chiên, ngạnh, bỗng… bước đầu đã mang lại hiệu quả, giải quyết khó khăn về kinh tế và tạo việc làm tại chỗ cho nông ngư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của các xã vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Xóm Cả, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) có 100 hộ với 408 nhân khẩu sinh sống tập trung. Những năm gần đây, người dân trong xóm đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng ủy, chính quyền xã trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo đó, dựa vào điều kiện thực tế, nhân dân trong xóm tích cực thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ đem lại chất lượng và năng suất cao. Thực hiện chuyển đổi nhiều loại cây, trong đó, tập trung chủ yếu vào cây mía, bí trái mùa và mới đây nhất là ớt số 7 (Nhật Bản).
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2016 – 2017.