(HBĐT) - Tình hình thời tiết đang diễn biến khó lường, nhiều khả năng sẽ xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương cấp bách thực hiện những biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi vụ đông - xuân 2016 - 2017. Khuyến cáo người dân theo dõi sát diễn biến thời tiết, chuẩn bị nguồn thức ăn dự trữ, thực hiện chăn nuôi có quản lý, củng cố, che chắn chuồng trại, không thả rông trâu, bò trên rừng khi nhiệt độ xuống dưới 120C.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra mô hình trang trại tại xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình).
Thiên tai diễn biến phức tạp đã lấy đi của người nông dân cả đầu cơ nghiệp. Đợt rét hại năm 2008, thời tiết đã lấy đi của người nông dân gần 12.000 con trâu, bò. Tiếp đến đợt rét đậm rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 làm chết 9.000 con gia súc. Đợt rét đậm, rét hại bất thường từ ngày 23-27/1/2016 và đợt rét tăng cường trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh có nơi nhiệt độ xuống đến – 20 C và có băng tuyết đã làm chết 1.468 con trâu, bò, 212 con dê, 2.230 con gia cầm, gây thiệt hại lớn đến ngành chăn nuôi của tỉnh. Trong đó các huyện có số trâu bò bị chết nhiều là: Mai Châu 329 con, Đà Bắc 256 con, Lạc Sơn, 169 con. Kim Bôi 158 con, Tân Lạc 137 con…Nhiều hộ dân bỗng chốc trắng tay khi bị ông trời lấy đi “đầu cơ nghiệp”. Đồng chí Phạm Vĩnh Xương, Chi Cục phó Chi cục Chăn nuôi – Thú y cho biết: Những năm qua, công tác phòng - chống đói rét cho trâu bò đã được các địa phương quan tâm. Tuy vậy vẫn còn tư tưởng chủ quan, nhất là ở các xã vùng sâu vùng xa, người dân vẫn còn tập quán chăn thả gia súc, có nơi chưa có ý thức chuẩn bị thức ăn, chuồng trại cho trâu bò khi mùa đông đến thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài.
Thời tiết diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều khả năng nhiệt độ sẽ xuống rất thấp, rét đậm, rét hại diễn ra khi không khí lạnh liên tiếp tăng cường. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, phát triển bền vững ngành chăn nuôi, Sở NN &PTNT đã ban hành công văn gửi UBND các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho trâu, bò. Công văn đề nghị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp phòng - chống đói, rét cho vật nuôi, triển khai nghiêm túc kế hoạch phòng - chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ đông xuân 2016-2017. Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan chuyên môn phổ biến kiến thức, hướng dẫn người chăn nuôi, chuẩn bị thức ăn thô, thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Trong đó, bảo đảm mỗi hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò có ít nhất một cây rơm, lượng thức ăn dự trữ cho trâu bò bảo đảm từ 5-7 kg/con/ngày (rơmr, cỏ khô…) trong những ngày giá rét; thực hiện trồng cỏ đến hết tháng 12 trên diện tích đất hoang, đất không sử dụng để cung cấp thức ăn thô, xanh cho gia súc vào vụ đông.
Đối với người chăn nuôi cần thải loại những con trâu, bò già trước khi mùa đông đến, di chuyển đàn trâu bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt gần nhà để quản lý và chăm sóc, không cho trâu bò làm việc, chăn thả tự do khi nhiệt độ xuống dưới 12 0 C. Sở NN &PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo cán bộ trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng - chống đói, rét, hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng, củng cố, che chắn chuồng trại bảo đảm đủ ấm, không bị gió lùa vào mùa đông, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, giữ nền chuồng khô ráo, định kỳ phun tiêu độc chuồng nuôi, tiêm phòng định kỳ và bổ sung các loại vắc xin, tẩy ký sinh trùng để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
Ngày 30/11/2016, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1604/UBND- NNTN về việc chủ động phòng - chống đói, rét cho gia súc, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi vụ đông xuân 2016-2017. Theo đó, giao nhiệm vụ cho các sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc. Công văn nhấn mạnh: Các cơ quan truyền thông phối hợp với cơ quan chủ quan và các địa phương thông tin chính xác về diễn biến thời tiết, tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng - chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi để người dân biết, chủ động và tự giác thực hiện. Chủ tịch UBND các huyện thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng gia súc chết do đói, rét trên địa bàn do nguyên nhân chủ quan và chỉ đạo chưa quyết liệt các biện pháp phòng - chống đói, rét cho gia súc.
LC
(HBĐT) - Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện Lương Sơn đạt khá, sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị được hình thành và phát huy hiệu quả. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Những ngày này, nông dân xã Ba Khan (Mai Châu) tất bật ngoài đồng vì khoai lang vào mùa thu hoạch. Tưởng rằng hoạt động sản xuất của bà con nơi đây khó có thể vực dậy ngay sau những thiệt hại do đợt lũ đầu tháng 8 để lại. Nhưng vượt lên thử thách của thiên nhiên, nông dân Ba Khan trúng lớn vụ khoai lang năm nay.
(HBĐT) - Năm 2016, toàn tỉnh đã chuyển đổi 3.000 ha đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… Trong đó, chuyển sang trồng ngô 1.200 ha, trồng cây công nghiệp ngắn ngày gần 667 ha, cây rau, màu 723 ha, cây trồng khác 374 ha…
(HBĐT) - Theo báo cáo của NHCSXH huyện Kỳ Sơn, năm 2016, nguồn vốn được giao của đơn vị là 125.644 triệu đồng, tăng 6.740 triệu đồng so với cuối năm 2015.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Điện lực TP Hoà Bình đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện hệ thống lưới điện trên địa bàn. Qua đó, đáp ứng nhu cầu phát triển KT -XH của địa phương. Đặc biệt, trong những ngày diễn ra hoạt động Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh (từ 11 -19/11 vừa qua), Điện lực TP Hòa Bình có nhiều đóng góp vào thành công Lễ kỷ niệm.
(HBĐT) - Với tổng đàn gia súc trên 163.000 con, trong đó, các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn là vùng chăn nuôi trọng điểm, công tác phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi trong dân cần tăng cường bởi ở những tháng đông, rét đậm, rét hại thường xảy ra, lượng thức ăn khan hiếm là nguyên nhân gây tình trạng trâu, bò thiệt hại nhiều.