(HBĐT) - Sau hơn 2 năm được cấp chỉ dẫn địa lý, cùng với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, cam Cao Phong ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến là loại đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình có chất lượng thơm, ngon và an toàn. Huyện đã và đang có nhiều giải pháp để xây dựng thương hiệu cam Cao Phong trong lòng người tiêu dùng.

 

Gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh, khu 3, thị trấn Cao Phong hiện có hơn 10 ha trồng cam, trong đó có hơn 6 ha đang trong thời kỳ kinh doanh.

Mùa cam năm nay dự kiến gia đình ông Mạnh thu được hơn 200 tấn cam các loại. Trong đó có khoảng 100 tấn cam V2 và cam Đường Canh phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Đinh Dậu.

Với giá bán tại vườn cam lòng vàng từ 28.000 - 30.000đ/kg, cam Đường Canh từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, cam Xã Đoài từ 20.000 - 22.000 đồng/1kg, trung bình mỗi ha , người trồng cam ở huyện Cao Phong thu lãi khoảng 800 triệu đồng.

Anh Nguyễn Đức Mạnh, thị trấn Cao Phong chăm sóc vườn cam cho năng suất, chất lượng cao. (ảnh: Thu Thủy)

Những năm gần đây, diện tích, sản lượng cam ở Cao Phong liên tục tăng. Năm 2010  mới có 557 ha cam, quýt, sản lượng đạt 9.000 tấn. Sau 6 năm, diện tích tăng lên 2.100 ha, trong đó có 900 ha cam đang bước vào thời kỳ kinh doanh, sản lượng đạt 23.000 tấn.

 Nhờ giá trị sản phẩm ngày càng được nâng cao sau khi được cấp Chỉ dẫn địa lý, đến nay đã có hàng trăm hộ trồng cam trong huyện có mức thu nhập từ 1 tỷ đến gần 10 tỷ đồng/năm. Năm nay, cam Cao Phong được mùa không chỉ nhờ thời tiết mà còn do người dân đã tuân thủ quy trình kỹ thuật sản xuất giúp đem lại sản lượng cam lớn với chất lượng cao. ông Phạm Minh Thái, Chủ tịch Hội trồng cam Cao Phong khẳng định: Cam Cao Phong được thu hoạch vào mùa khô hanh nên cách đây 2 - 3 tháng người trồng không phun thuốc BVTV. Bởi lẽ, mùa khô hanh là mùa nấm bệnh không phát triển.

Tuy nhiên, với diện tích và sản lượng trồng cam đang tăng lên nhanh chóng qua mỗi năm, đây vừa là niềm vui vừa là nỗi lo của người trồng cam vì nếu không tìm hướng tiêu thụ bền vững, nguy cơ các chủ vườn sẽ rơi vào cảnh được mùa rớt giá hoặc bị ép giá. Trao đổi với đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong về nội dung này, được biết: Để phát triển cam theo hướng bền vững, tới đây, huyện sẽ điều chỉnh, rà soát lại vùng trồng cam theo quy hoạch trên cơ sở quy hoạch của tỉnh. Hiện, huyện mở rộng thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh, thành miền Bắc, trong đó, tập trung vào thị trường Hà Nội với hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị, chợ đầu mối. Bên cạnh đó, hàng năm, huyện cũng bố trí nguồn kinh phí để tập huấn cho các hộ sản xuất, đồng thời hỗ trợ 20 triệu đồng/ha để người dân thực hiện mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP với định hướng 100% diện tích sản xuất cam tại địa phương sẽ thực hiện theo mô hình này.

Cam Cao Phong đã và đang trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương. Cùng với phát triển quy mô sản xuất, chất lượng cam Cao Phong cũng ngày càng ngon, ngọt và mẫu mã đẹp hơn trước nhờ kỹ thuật canh tác và quy trình sản xuất sạch, đáp ứng nhu cầu và niềm tin của người tiêu dùng.

 

                                                               Minh Tuấn (Đài Cao Phong)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Yên Thủy: Chuyển đổi trên 200 ha cây trồng có hiệu quả kinh tế

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Yên Thủy đã chuyển đổi được trên 200 ha đất lúa, khó canh tác sang trồng rau, màu, dược liệu có giá trị kinh tế, bước đầu hình thành các vùng tập trung, chuyên canh như: bầu, bí ở Bảo Hiệu, Lạc Lương, Đoàn Kết; rau các loại ở Yên Lạc; khoảng 90 ha trồng ngô, sắn, mía tím chuyển sang trồng cà gai leo ở Đa Phúc.

TP Hòa Bình : Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 303 tỉ đồng

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu ngân sách.

Dư vị ngọt ngào của nhãn Sơn Thủy

(HBĐT) - Từ tháng 8/2016, sản phẩm nhãn Sơn Thuỷ (Kim Bôi) được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây được coi như chứng thư đảm bảo cho các hộ có đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu tập thể, duy trì và nâng cao danh tiếng, uy tín sản phẩm về chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng SX-KD nhãn Sơn Thủy.

Giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng

(HBĐT) - Đó là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp năm 2016 được tổ chức tại Hòa Bình vừa qua. Đối với địa phương có diện tích và độ che phủ rừng cao như tỉnh ta, diễn đàn đã đưa ra giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), từ đó góp phần bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững, thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 23.350 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2016, ngành CN - TTCN của tỉnh có nhiều khởi sắc. UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển CN - TTCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 theo Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/12/ 2015 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVI; kịp thời triển khai Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; thành lập cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và cụm công nghiệp Yên Mông (TP Hòa Bình).

Kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi và thực hiện phòng – chống đói rét cho gia súc tại huyện Mai Châu, Lạc Thủy

(HBĐT) - Trong 2 ngày (21 - 22/12), đoàn công tác Sở Nông nghiệp & PTNT đã kiểm tra việc phát triển chăn nuôi và thực hiện phòng – chống đói rét cho đàn gia súc tên địa bàn huyện Mai Châu và Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục