(HBĐT) - Sáng ngày 2/1/2017 thành phố Hà Nội thực hiện điều chuyển các luồng tuyến xe khách đi ngoại tỉnh. Đây là sự việc đã gây xôn xao trong mấy ngày vừa qua. Tại các bến xe trên địa bàn tỉnh ta, các luồng tuyến Hòa Bình – Mỹ Đình vẫn được giữ nguyên lưu thông như thường lệ, không có vấn đề gì trong việc phải điều chuyển.

 

Liên quan đến việc điều chỉnh các nốt xe vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Hà Nội trong mấy ngày qua. Vụ việc bắt đầu từ ngày 22/12/2016, Sở GT-VT thành phố Hà Nội đã ban hành thông báo số 1635/TB-SGTVT do Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Hà Huy Quang ký thông báo về chủ trương xắp sếp điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

Hoạt động của các xe khách tuyến Hòa Bình – Mỹ Đình sáng ngày 2/1 vẫn diễn ra bình thường.

Trong thông báo cũng đã nêu rõ sẽ chuyển toàn bộ các xe vận tải hành khách chạy tuyến Hoà Bình về bến xe Mỹ Đình và ngược lại về bến xe Yên Nghĩa. Thời gian thực hiện điều chuyển từ 2/1/2017.

 Ngay sau thông báo được ban hành đã gây ra sự nghi ngại rất lớn từ phía người dân tỉnh Hoà Bình, đặc biệt từ phía học sinh, sinh viên tỉnh Hoà Bình hiện đang học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 Hành khách Huỳnh Thanh Tùng Anh, phường Phương Lâm, TP Hoà Bình tại bến xe khách Bình An cho biết, việc di chuyển của người dân tỉnh Hòa BÌnh về Hà Nội nhất là về bến xe Mỹ Đình là hết sức cần thiết. Đặc biệt là đối với các sinh viên tỉnh Hòa BÌnh hiện đang theo học tại TP Hà Nội.

 Sau có ý kiến từ phía doanh nghiệp vận tải hành khách cũng như rà soát lại, UBND thành phố Hà Nội cũng như Bộ GTVT, Sở GTVT thành phố Hà Nội đồng ý với điều chỉnh di chuyển lại một số luồng tuyến vận tải hành khách nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tế. Cụ thể, ngày 29/12/2016 Sở GTVT Hà Nội đa ban hành thông báo số 1674/TB-SGTVT về công tác sắp xếp, điều chỉnh lại luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô trên địa bàn Hà Nội tới các cơ quan báo chí.

 Thực hiện theo phương án mới, Sở GTVT Hà Nội tạm điều chỉnh trước 20.396 chuyến xe khách liên tỉnh/tháng, tập trung vào 3 bến xe chính là: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm với tổng cộng 691 nốt xe phải thay đổi đầu bến.

 Trong đó, riêng tại bến xe Mỹ Đình có số lượng nốt xe điều chuyển nhiều nhất với 421 nốt chuyển đi. Điều đáng mừng, các hãng xe chạy tuyến Hòa Bình – Mỹ Đình và ngược lại đã không nằm trong số phải điều chuyển.

 Đáng mừng là trong nội dung thông báo số 1674 Sở GTVT thành phố Hà Nội không còn nhắc đến trong nội dung điều chuyển luồng tuyến liên quan đến các tuyến Hoà Bình – Mỹ Đình và ngược lại.

 Điều đó đồng nghĩa giữ nguyên các xe vận tải hành khách của các hãng như: Bình An và Hiển Vinh cùng một số tuyến từ các huyện trong tỉnh đang hoạt động tại bến xe Mỹ Đình.

 Theo ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc công ty vận tải hành khách Bình An, việc thành phố Hà Nội đồng giữ nguyên tuyến vận tải hành khách Hòa Bình – Mỹ Đình đã cho thấy sự thấu hiểu của các bộ, ngành trung ương, TP Hà Nội đối với nhu cầu đi lại của người dân tỉnh ta. Bên cạnh đó, cũng còn có sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cũng như công sức đáng kể của Công ty vận tải hành khách Bình An trong việc kiến nghị với các đơn vị chức năng TP Hà Nội xem xét lại việc di chuyển luồng tuyến.

 Như vậy, ngay sau khi Sở GT-VT thành phố Hà Nội ban hành thông báo 1674 về điều chỉnh mới trong đó giữ nguyên các luồng tuyến xe vận tải khách từ Hòa Bình về bến xe Mỹ Đình chính thức khép tại những nghi ngại của đại bộ phận người dân tỉnh Hòa Bình.

 Rõ ràng những điều chỉnh kịp thời về thông báo trước đó thực tế phù hợp với nhu cầu của người dân tỉnh ta trong việc đi lại cũng như đảm bảo quy hoạch chung vận tải hành khách giữa tỉnh Hòa Bình và thủ đô Hà Nội về lâu dài

                                             

                                                                                HTrung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Cơ hội trở thành đầu tàu kinh tế vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho tỉnh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư làm ăn thành công, mở ra một chương mới cho thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa Hòa Bình vươn mình trở thành đầu tàu kinh tế của vùng Tây Bắc và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Đồng bộ giải pháp tạo việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Đóng góp vào kết quả công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh phải kể đến những nỗ lực của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở LĐ-TB&XH) trong việc phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm. Đồng chí Bùi Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm cho biết: Trong năm, Trung tâm đã mở 15 phiên giao dịch việc làm, trong đó có 5 phiên giao dịch việc làm định kỳ; 5 phiên giao dịch việc làm Online và 5 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm xã của 5 huyện với 122 lượt doanh nghiệp và 3.087 lao động tham gia. Qua các phiên giao dịch đã có 550 lao động được tuyển dụng trực tiếp; 465 lao động được doanh nghiệp hẹn phỏng vấn; 2.940 lao động được tư vấn về việc làm. Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, TP Hòa Bình và trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình tổ chức hội thảo, tư vấn và giới thiệu việc làm, tư vấn học nghề cho 3.834 lao động. Thông qua các cuộc hội thảo, tư vấn, giới thiệu việc làm đã có 421 lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng. Qua đó, góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu tăng tốc ngoạn mục

(HBĐT) - Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 100 triệu USD, năm 2014 đạt 150 triệu USD, năm 2015 đạt 282 triệu USD và năm 2016 ước đạt 370,8 triệu USD.

Tình hình an ninh trật tự tại trạm thu phí Lương Sơn cơ bản ổn định

(HBĐT) - Từ 0 giờ ngày 1/1/2017, Công ty TNHH BOT Quốc lộ 6 – Hòa Lạc – Hòa Bình chính thực hiện điều chỉnh mức phí tại trạm thu phí tại Km42+730 - QL 6, Lương Sơn, Hòa Bình. Theo đó mức phí áp dụng cụ thể là: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng 35.000 đồng/lượt. Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 55.000đồng/lượt. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 75.000 đồng/lượt. Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng Container 20 fit 140.000 đồng/lượt. Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit 200.000 đồng/lượt.

Kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Nam Phong, Cao Phong

(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở NN&PTNT vừa đã đi kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã Nam Phong, Cao Phong.

 Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở NNN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017, sơ kết 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục