(HBĐT) - Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, các doanh nghiệp vận tải hành khách trong tỉnh đã triển khai kế hoạch nhằm đảm bảo vận tải hành khách an toàn, kịp thời và không để thiếu xe trong những ngày cao điểm.
Bến xe Hoà Bình hiện có hàng chục doanh nghiệp tham gia vận tải hành khách với các tuyến đi 21 tỉnh, thành phố. Bến xe hiện quản lý 55 tuyến nội tỉnh và liên tỉnh, trong đó có 6 tuyến nội tỉnh chạy theo thời gian cố định. Bình quân mỗi ngày có từ 2.000 - 3.000 lượt khách qua lại với trên 300 lượt xe vận tải hành khách ra, vào bến.
Thống kê mỗi năm, bến xe Trung tâm có gần 45.000 xe tuyến cố định xuất bến. Ngoài ra, còn có gần 30.000 xe của Công ty dịch vụ vận tải Hoà Bình, HTX Sông Đà và một số DN, HTX khác ghé bến. Trong đó, còn có các tuyến xe buýt đi Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Mai Châu... Mỗi năm có gần 100.000 xe ra, vào bến đón, trả khách, ước tính phục vụ khoảng gần 90 vạn hành khách.
Chính vì vậy, việc đảm bảo phục vụ hành khách đi lại an toàn, không bị nhỡ chuyến là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Đồng thời, trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2017, đơn vị sẽ cử người trực liên tục đảm bảo kịp thời giải tỏa khách không để tình trạng ứ đọng.
Ông Trần Anh Thắng, Trưởng phòng Kế hoạch Bến xe Trung tâm thành phố cho biết: Với phương châm không để hành khách nào thiếu xe về quê ăn Tết, các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch tăng cường xe ở mỗi tuyến. Riêng trong dịp Tết, các tuyến xe buýt cũng vận hành linh hoạt, sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Không những chuẩn bị chu đáo về lượng xe phục vụ hành khách, hiện công tác đảm bảo an toàn cho hành khách trong những ngày Tết cũng được các đơn vị triển khai thực hiện. Tại Bến xe Trung tâm, công tác đảm bảo trật tự đang được đẩy mạnh, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiên quyết không để xe chở quá số người quy định.
Bên cạnh đó, Ban điều hành bến xe tăng cường sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, camera, chủ động trong công tác an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho hành khách. Đơn vị thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy của các xe nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hành khách đi lại trong dịp Tết.
Theo ông Bùi Anh Điều, Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Hiển Vinh, để đảm bảo an toàn giao thông, Công ty có kế hoạch đưa tất cả các phương tiện đến các gara để kiểm tra đảm bảo kỹ thuật, phục vụ tốt.
Hiện, hãng xe Hiển Vinh có 13 xe, trong đó, 11 xe sử dụng thường xuyên. Bình quân mỗi ngày hãng xe có 22 lượt xuất bến từ bến xe Chăm Mát, qua Bến xe Trung tâm về Mỹ Đình và ngược lại. Trong những ngày cao điểm, hãng xe Hiển Vinh sẽ tăng tối đa số xe, sẵn sàng phục vụ tốt nhất hành khách đi lại từ Hoà Bình về Mỹ Đình và ngược lại.
H.T
Nhằm phục vụ việc đi lại của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2017, Sở GTVT đã có văn bản yêu cầu các đơn vị vận tải có trụ sở tại địa bàn lập kế hoạch huy động tối đa phương tiện bảo đảm các điều kiện về an toàn để phục vụ trong Tết và dịp lễ hội. Các doanh nghiệp, đơn vị vận tải phải xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, bố trí phương tiện bảo đảm số lượng và chất lượng. Các phương tiện vận tải phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mới được phép hoạt động. Trên các tuyến vận tải, nhất là các tuyến đường dài phải tuân thủ nghiêm túc thời gian làm việc của lái xe. Nhắc nhở, chấn chỉnh đội ngũ lái và nhân viên phục vụ nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải khách, nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, chất kích thích, các chất gây nghiện, không phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách, tăng giá vé, chở quá số người quy định; thực hiện nghiêm quy định cấm vận chuyển các loại hàng hóa bị cấm. Đối với các tuyến độc đạo lên vùng cao ở nội tỉnh bắt buộc DN phải có xe dự phòng. Thường xuyên theo dõi, trích xuất thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, kịp thời phát hiện có biện pháp chấn chỉnh đối với các vi phạm bảo đảm ATGT. |
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, năm 2016, huyện Lạc Sơn đã huy động nguồn lực 215,648 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM 22,450 tỷ đồng, bằng 10,4%; vốn ngân sách tỉnh 80,235 tỷ đồng, bằng 37,3%; nguồn vốn khác 25,869 tỷ đồng, bằng 12%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 48 công trình 17,180 tỷ đồng, bằng 7,96%; ngân sách huyện 56,193 tỷ đồng, bằng 26%; nguồn vốn từ nhân dân đóng góp 13,721 triệu đồng, bằng 6,34%.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, toàn huyện đã trồng 817 ha rừng, đạt 116,8 % kế hoạch, bằng 106,7% so cùng kỳ năm 2015; trồng trên 40.000 cây cây phân tán các loại, sản lượng gỗ khai thác ước 28.000 m3, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 11/2016, cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, chúng tôi về thăm xã Mỵ Hòa. Câu chuyện bà con nói nhiều nhất là giá cam bán được bao nhiêu? Từ tiền bán cam, Tết này sẽ mua sắm gì? Đây là năm đầu tiên cây cam trên đồng đất Mỵ Hòa cho thu hoạch. Thu nhập từ cam đang đem lại cuộc sống mới cho nhiều hộ dân nơi đây.
(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Chiều 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình đã tổ chức trao thưởng chương trình “Kích hoạt ngay- quà trao tay”.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm ruộng Gốc Đa - Nà Ron, xóm Mớ Đồi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) nơi có truyền thống trồng rau vụ đông từ nhiều năm nay. Những ruộng rau xanh mướt được chăm sóc cẩn thận luôn thu hút người mua. Chị Bùi Thị Tính, người dân xóm Mớ Đồi chia sẻ: Ngoài 2 vụ lúa, không để đất trống, gia đình tôi canh tác vụ đông những loại rau như su hào, cải bắp… nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình