(HBĐT) - Năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong tỉnh có những điểm nhấn sắc nét. Theo đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH &CN, kết quả này thể hiện rõ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sâu sát của UBND tỉnh trong từng nhiệm vụ.
Năm 2016, nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi) đã được đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Trong năm, các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh. Trong 19 đề tài được nghiệm thu kết thúc có 1 đề tài đạt xuất sắc và 18 đề tài đạt loại khá. Đặc biệt, đề tài “Xây dựng bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình phục vụ cho việc bảo tồn phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình” là cơ sở để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sở đã triển khai, thực hiện tư vấn xác định, lựa chọn và giao trực tiếp 11 đề tài KH &CN thực hiện năm 2016 và 15 đề tài thực hiện vào năm 2017. Đề xuất đặt hàng 5 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi; đặt hàng với Bộ KH &CN 12 nhiệm vụ KH &CN thuộc Chương trình Tây Bắc, trong đó, dự án nghiên cứu, ứng dụng phát triển du lịch tại Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình sau khi được phê duyệt thực hiện là cơ sở khoa học quan trọng cho việc triển khai, quy hoạch, xây dựng mô hình du lịch phát triển bền vững trong Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.
Hoạt động thông báo và hỏi - đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và sở hữu trí tuệ được quan tâm đẩy mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp của tỉnh đã chủ động ứng phó với các hàng rào kỹ thuật thương mại tại các thị trường xuất - nhập khẩu. Nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản, sản phẩm chủ lực của địa phương được hỗ trợ mạnh mẽ, xác lập quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp dưới các hình thức: nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý (cam Cao Phong, mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, nhãn Sơn Thủy - Kim Bôi, quả lặc lày hữu cơ Lương Sơn, dệt thổ cẩm Mai Châu…) góp phần mạnh mẽ trong thương mại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm đặc sản của tỉnh. Các cơ quan chuyên môn đã đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về các quy định của Nhà nước trong tiêu chuẩn đo lường, chất lượng của cộng đồng. Các cơ quan chuyên môn thường xuyên thanh, kiểm tra chuyên ngành để đánh giá chất lượng một số hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước như: xăng dầu, điện, điện tử… từ đó tiếp tục định hướng và cụ thể hóa các chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Trong năm, phát hiện 63 cơ sở vi phạm tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với các sản phẩm hàng hóa, xử phạt hành chính 133, 5 triệu đồng. Bên cạnh đự, hoạt động quản lý công nghệ, an toàn bức xạ về hạt nhân cũng được chú trọng. Trong năm, Sở KH &CN phối hợp với một số DN trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày gian hàng các sản phẩm KH &CN tại tỉnh Yên Bái và hỗ trợ một số doanh nghiệp KH &CN tham gia Hội chợ công nghệ và thiết bị công nghệ năm 2016 tại Hà Nội. Qua đó tạo môi trường cho các DN giao lưu, trao đổi và quảng bá sản phẩm KH &CN của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển DN KH &CN, hỗ trợ các DN trên địa bàn tiếp cận với các chủ trương, chính sách, khuyến khích các DN chuyển đổi sang doanh nghiệp KH &CN. Hết năm 2016 đã có 4 doanh nghiệp KH &CN của tỉnh được thành lập. Các DN sau khi thành lập bước đầu đã phát huy lợi thế trong ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất sản phẩm, tăng doanh thu và tạo chỗ đứng trên thị trường.
Chỉ đạo và theo dõi sát sao hoạt động KH &CN trên địa bàn, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận: Năm 2016, Sở KH &CN đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh về chỉ đạo, triển khai các hoạt động KH &CN. Hoạt động quản lý Nhà nước về KH &CN cũng được tăng cường. Đặc biệt, việc lựa chọn các đề tài, mô hình KH &CN đã bám sát vào tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đem lại hiệu quả thiết thực. Đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường Hòa Bình” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Mường, phục vụ cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết hoàn chỉnh; sự “lên ngôi” của sản phẩm cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, cá sông Đà, hạt dổi Lạc Sơn… là minh chứng rõ nét.
Dẫu còn một vài hạn chế được thống kê như: chưa có nhiều đề tài khoa học không sử dụng ngân sách Nhà nước; chưa phát hiện nhiều vụ việc gian lận thương mại trong kinh doanh; hoạt động chuyển giao các mô hình ứng dụng tiến bộ KH &CN chưa đạt mục tiêu đề ra: hoạt động đầu tư, nghiên cứu KH &CN và đổi mới công nghệ trong các DN còn hạn chế và chậm… nhưng đã có nhiều hơn những “chấm sáng” trên bức tranh tổng thể KH &CN của tỉnh phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huyện Mai Châu đang tích cực triển khai đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch của huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay có 14/22 xã trên địa bàn huyện đã xây dựng đề án còn lại 8 xã gồm: Tân Dân, Hang Kia, Pù Bin, Noong Luông, Nà Mèo, Đồng Bảng, Tân Sơn, Chiềng Châu chưa xây dựng. Đề án này nhằm tạo ra mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, HTX với các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân ở nông thôn.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Sơn, năm 2016, huyện Lạc Sơn đã huy động nguồn lực 215,648 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp từ chương trình MTQG xây dựng NTM 22,450 tỷ đồng, bằng 10,4%; vốn ngân sách tỉnh 80,235 tỷ đồng, bằng 37,3%; nguồn vốn khác 25,869 tỷ đồng, bằng 12%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 48 công trình 17,180 tỷ đồng, bằng 7,96%; ngân sách huyện 56,193 tỷ đồng, bằng 26%; nguồn vốn từ nhân dân đóng góp 13,721 triệu đồng, bằng 6,34%.
(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, toàn huyện đã trồng 817 ha rừng, đạt 116,8 % kế hoạch, bằng 106,7% so cùng kỳ năm 2015; trồng trên 40.000 cây cây phân tán các loại, sản lượng gỗ khai thác ước 28.000 m3, tỷ lệ che phủ rừng đạt 46%.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 11/2016, cùng cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi, chúng tôi về thăm xã Mỵ Hòa. Câu chuyện bà con nói nhiều nhất là giá cam bán được bao nhiêu? Từ tiền bán cam, Tết này sẽ mua sắm gì? Đây là năm đầu tiên cây cam trên đồng đất Mỵ Hòa cho thu hoạch. Thu nhập từ cam đang đem lại cuộc sống mới cho nhiều hộ dân nơi đây.
(HBĐT) - Tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp trong vòng 3 năm nay đang đi vào thực chất, đã tạo ra sự dịch chuyển tích cực cả về tư duy lẫn tổ chức sản xuất của các địa phương theo hướng phát triển các loại cây, con, sản phẩm có lợi thế, nâng cao giá trị phát triển bền vững, là hướng đúng đắn của tỉnh. Liên tiếp trong thời gian qua, tại các địa phương đã thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Chiều 19/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình đã tổ chức trao thưởng chương trình “Kích hoạt ngay- quà trao tay”.