(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 3 siêu thị kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm, còn lại tập trung tại các chợ truyền thống rất khó kiểm soát về chất lượng và mức độ an toàn thực phẩm. Do vậy, việc xây dựng các cửa hàng cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường để đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân là hết sức cần thiết.

 

Cửa hàng chuyên bán sản phẩm rau hữu cơ (RHC) của liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn (đặt tại thị trấn Lương Sơn) chuyên giới thiệu, cung cấp sản phẩm RHC an toàn cho người tiêu dùng.

 

Thời gian qua, cửa hàng đã trở thành địa chỉ quen thuộc, tin cậy của người dân trên địa bàn thị trấn Lương Sơn và vùng lân cận. Chị Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân, Trưởng liên nhóm sản xuất hữu cơ huyện Lương Sơn cho biết: Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm RHC hiện là cửa hàng đầu tiên và duy nhất trong toàn tỉnh chuyên bán sản phẩm RHC và nông sản an toàn. Sự đánh giá, phản hồi từ người tiêu dùng đối với sản phẩm được trưng bày và bán tại cửa hàng rất tốt. Lượng tiêu thụ ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho thị trường, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của người dân. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để huyện Lương Sơn tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất RHC trong thời gian tới.

 

 

Khách hàng mua sản phẩm rau hữu cơ tại cửa hàng bán sản phẩm rau hữu cơ an toàn huyện Lương Sơn.

 

Xây dựng các cửa hàng cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn đồng thời sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá của địa phương, phát triển các mô hình HTX sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn trên quy mô lớn, sản xuất theo các quy trình tiêu chuẩn chất lượng, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của khu vực kinh tế tập thể, HTX trong phát triển sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH. Từ thực tế đó, UBND tỉnh đã xây dựng thí điểm mô hình HTX cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2017 - 2020. Mô hình HTX cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh sẽ tạo động lực trong việc sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm của địa phương, thúc đẩy HTX phát triển tổ chức sản xuất với quy mô hàng hoá lớn hơn góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là xây dựng NTM góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, phát triển mô hình HTX cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, cung cấp cho cộng đồng những sản phẩm đảm bảo an toàn trong tình hình thực phẩm trên thị trường bị cảnh báo về mức độ mất vệ sinh và ô nhiễm.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Với mục tiêu xây dựng mô hình HTX cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh nhằm cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn tới người tiêu dùng. Giai đoạn đầu xây dựng, bàn giao thí điểm một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phảm nông sản an toàn tại trung tâm các huyện, thành phố. Trên cơ sở mô hình thí điểm sẽ nhân rộng và xây dựng các chuỗi cửa hàng, HTX tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh, xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của tỉnh, phát triển sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu. Theo đó, giai đoạn 2017-2020 xây dựng 12 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp tại trung tâm các huyện, thành phố. Trong đó năm 2017 xây dựng 3 cửa hàng tại trung tâm thị trấn Lương Sơn, (Lương Sơn), thị trấn Hàng Trạm, (Yên Thuỷ) và TPHB. Từ năm 2018-2020 xây dựng 9 cửa hàng tại trung tâm các huyện còn lại. Mỗi cửa hàng có diện tích từ 250 m2 trở lên nằm tại vị trí trung tâm các huyện và chợ trung tâm TP Hòa Bình. Sản phẩm bày bán tại các cửa hàng là nông sản, thực phẩm an toàn, được kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng được sản xuất tại các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng chỉ VietGAP.

 

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch giai đoạn 2017-2020 trên 36 tỷ đồng, trong đó, năm 2017 trên 9 tỷ đồng; giai đoạn 2018-2020 trên 27 tỷ đồng. Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch từ ngân sách Nhà nước và từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX. UBND tỉnh giao cho Liên minh HTX là đơn vị chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch.

 

                                                                                 Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tỷ lệ trở lại làm việc sau tết đạt 97,3%

(HBĐT) - Theo báo cáo từ CĐCS, tính tới ngày 3/2, có 24/28 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại (4 doanh sản xuất lại ngày 10/2) với 97,3% người lao động đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu.

Tháng 1 đón hơn một triệu lượt khách quốc tế

Tổng cục Thống kê cho biết, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 1- 2017 ước tính đạt hơn một triệu lượt người, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không tăng 26,6%; bằng đường bộ tăng 15,5%; bằng đường biển giảm 18,7%.

Lãnh đạo khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của các đồng chí trong Đảng uỷ xã Thu Phong (Cao Phong) chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của đồng chí Bùi Văn Phong, bí thư chi bộ xóm Đúng. Nằm ngay bên đường 12B, trên toàn bộ diện tích đất vườn của gia đình là các loại cây ăn quả đã cho thu hoạch. Đồng chí Bùi Văn Phong cho biết: Trước đây gia đình đầu tư trồng mía, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao đã chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả gồm cam lòng vàng, cam V2, quýt ôn châu, cam canh. Hiện vườn có trên 300 cây các loại, đến nay đã cho thu hoạch năm thứ hai, vụ thu hoạch năm 2016 cho thu khoảng 6 tấn quả.

Nuôi dê sinh sản - hướng phát triển triển vọng ở xã Quy Hậu

(HBĐT) - Được vay vốn ưu đãi từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hộ dân ở xã Quy Hậu (Tân Lạc) đầu tư vào nuôi dê. Sau hơn 3 năm, hiệu quả đem lại trông thấy, các hộ không những trả đủ cả gốc lẫn lãi mà còn tạo được đàn dê hàng chục con. Nuôi dê đang trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế đầy triển vọng ở xã vùng 2 này.

Huyện Kỳ Sơn:46 hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Năm 2016, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Kỳ Sơn có 125.859 triệu đồng; doanh số cho vay đạt 39.213 triệu đồng, doanh số thu nợ 32.389 triệu đồng. Đến hết năm 2016, dư nợ 15 chương trình tín dụng ưu đãi đạt 125.451 triệu đồng, nợ quá hạn trên địa bàn huyện 382 triệu đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ, giảm 199 triệu đồng so với cuối năm 2015.

Huyện Lạc Sơn: Đầu tư, làm mới 154 km đường nông thôn

(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 518, 312 km đường cứng hóa trên tổng số 1.940, 447 km đường giao thông, chiếm 26,7%. Trong năm 2016, huyện đã đầu tư, làm 154 km đường trục xã, trục xóm, nội đồng. Cụ thể, đường trụùc xã cứng hóa được trên 37,6 km, nâng tỷ lệ cứng hóa chiếm 44,5%; đường trục xóm cứng hóa gần 84,5 km, tỷ lệ 22,1%; đường nội đồng cứng hóa 6,680 km, tỷ lệ 10,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục