(HBĐT) - Là xã thuần nông, lúa nước là cây trồng chủ đạo trong sản xuất của bà con xã nghèo Tuân Đạo (Lạc Sơn). Thế nhưng đến nay, trên địa bàn xã vẫn chưa được xây dựng bất kỳ một công trình chứa nước nào. Một mùa vụ nữa lại đến, bà con nơi đây chỉ biết nhìn thửa ruộng cạn khô và cầu mong “mưa thuận, gió hòa”.

 

Tuân Đạo là xã thuộc khu vực 135, cách trung tâm huyện Lạc Sơn hơn 15 km. Xã có 12 xóm, trên 5.800 khẩu, trong đó, người Mường chiếm trên 99%. Đồng chí Bùi Văn Bèo, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đến nay, hệ thống kênh mương ở xã mới đầu tư cứng hóa được 1/3, trong khi đó, thu nhập của bà con hầu như ph? thu?c vào cấy lúa. Thêm nữa, trên địa bàn xã chưa được xây dựng công trình chứa nước nào, do đó, vào mùa khô, một nửa diện tích ruộng của bà con (tổng diện tích ruộng lúa 2 vụ ở Tuân Đạo có 397 ha) chỉ biết trông chờ vào “nước trời”.

 

 

Để giải quyết vấn đề thiếu nước phục vụ sản xuất, chính quyền và người dân xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền quan tâm đầu tư, xây dựng đập chứa nước trên suối Chòng Ngòng, thuộc xóm Lâm.

 

Trong 12 xóm ở xã Tuân Đạo, các xóm: Đào, Lâm, Đanh, Sào và Mọng là tâm điểm về tình trạng khan hiếm nước sản xuất trong mùa khô. Vì thế, chuyện trắng đêm “chạy” nước đã trở nên phổ biến ở các xóm này. “Vào vụ phải tranh thủ, luôn luôn túc trực ở ruộng. Năm nào cũng vậy, cả ngày và đêm, trên ruộng lúc nào cũng vang tiếng máy bừa, tiếng mọi người quát tháo nhau vì nước. Phải làm “quấn chiếu”, nghĩa là nước đến đâu  bừa đến đó thì mới kịp thời vụ được. Còn năm nào ít mưa, khô hạn quá  đành chuyển qua trồng ngô. Thế nhưng, lúc này cũng đã quá thời điểm, đến khi thu ngô lại bị muộn vụ cấy hè thu”, ông Bùi Văn Niên, trưởng xóm Sào cho biết. Xóm Sào có trên 90 hộ dân với 23 ha đất cấy lúa.

 

Đó cũng là tình trạng ở xóm Mọng, 32 ha ruộng của 75 hộ dân phụ thuộc vào nguồn nước từ suối Chòng Ngòng. Thế nhưng “Mấy hôm vừa rồi có mưa nên nước chảy lớn hơn một chút, bình thường, những năm trước đây, vào thời điểm này nước chảy rất nhỏ. Nếu xóm Lâm họ làm đất trước, mình phải đợi vì họ ngăn suối để nước dâng lên các ruộng. Xóm Mọng gặp khó khăn nhất về nước, vụ này chỉ có khoảng 50% diện tích gieo cấy được. Diện tích còn lại bà con chuyển sang trồng màu nhưng lương thực cũng không đảm bảo. Nếu như ngăn suối Chòng Ngòng làm đập chứa nước không chỉ các xóm trong xã mà cả các xóm khác như: Mòi 1, Mòi 2, Mòi 3 của xã Tân Lập cũng được hưởng lợi”, ông Quách Văn Đạt, Trưởng xóm Mọng bày tỏ. 

 

Từ xóm Lâm, chúng tôi ngược theo con suối Chòng Ngòng chừng 1 km thì đến địa điểm được bà con đề nghị cơ quan chức năng đầu tư xây dựng đập chứa nước. Theo quan sát của chúng tôi, vị trí này có địa thế như một lòng chảo, được bao quanh bởi  hai triền đồi. “Mùa mưa, nguồn nước ở đây dồi dào lắm, nếu ngăn đập ở  chỗ này sẽ tích trữ được lượng nước khá lớn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất vào mùa khô lại có thể nuôi cá”, ông Bùi Văn Niên, Trưởng xóm Sào chia sẻ.

 

“Việc vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc lên cũng khá thuận lợi vì có con đường được mở từ Tân Lập lên tận đây rồi”, ông Quách Văn Đạt, Trưởng xóm Mọng cho biết thêm. Qua ghi nhận thực tế  có thể thấy, những đề nghị của bà con ở xã Tuân Đạo hết sức chính đáng, khi xã chưa có bất kỳ một công trình đập hay hồ chứa nước nào. Những khó khăn về nước phục vụ sản xuất cũng  tạo rào cản lớn đối với công cuộc XĐ-GN ở xã thuần nông này. Đến nay, Tuân Đạo mới đạt 6/19 tiêu chí về xây dựng NTM (năm 2016, xã đăng ký 3 tiêu chí nhưng chưa thẩm định), tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 56,42%.

 

“Trong 2 - 3 năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hệ thống mương tưới tiêu ở xã phần nào được hoàn thiện. Trong thời gian tới, xã rất mong nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa, trước mắt là đầu tư xây dựng đập chứa nước Chòng Ngòng vì từ trước đến giờ, sản xuất của bà con phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước từ tự nhiên”, đồng chí Bùi Văn Bèo, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) bày tỏ.

 

 

                                                                                      Viết Đào

 

Các tin khác


Huyện Kỳ Sơn:46 hộ thoát nghèo từ vốn chính sách

(HBĐT) - Năm 2016, nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện Kỳ Sơn có 125.859 triệu đồng; doanh số cho vay đạt 39.213 triệu đồng, doanh số thu nợ 32.389 triệu đồng. Đến hết năm 2016, dư nợ 15 chương trình tín dụng ưu đãi đạt 125.451 triệu đồng, nợ quá hạn trên địa bàn huyện 382 triệu đồng, chiếm 0,3% tổng dư nợ, giảm 199 triệu đồng so với cuối năm 2015.

Huyện Lạc Sơn: Đầu tư, làm mới 154 km đường nông thôn

(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 518, 312 km đường cứng hóa trên tổng số 1.940, 447 km đường giao thông, chiếm 26,7%. Trong năm 2016, huyện đã đầu tư, làm 154 km đường trục xã, trục xóm, nội đồng. Cụ thể, đường trụùc xã cứng hóa được trên 37,6 km, nâng tỷ lệ cứng hóa chiếm 44,5%; đường trục xóm cứng hóa gần 84,5 km, tỷ lệ 22,1%; đường nội đồng cứng hóa 6,680 km, tỷ lệ 10,3%.

Huyện Yên Thủy: Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ năm 2016 đạt trên 650 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2016, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Yên Thủy được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ theo giá hiện hành đạt 650, 358 tỷ đồng, đạt 110,34% kế hoạch, tăng 14,19% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 440, 173 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ 210, 185 tỷ đồng; đã có 25.000 lượt khách du lịch đến thăm quan.

Doanh nghiệp khu công nghiệp tăng trưởng ổn định, bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Dương Như Rụ, Phó Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết: Năm 2016 ghi nhận sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp trong KCN. Hầu hết các doanh nghiệp đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, các chỉ tiêu về doanh thu, giá trị xuất khẩu, nộp ngân sách Nhà nước đều tăng cao so với cùng kỳ.

Sắc xuân thành phố bên sông Đà

(HBĐT) - Xuân đã về với thành phố bên sông Đà. Xuân hiện diện trên những chồi non, thảm hoa dọc những con phố thênh thang tỏa ánh điện lung linh. Xuân về trong lòng người, trong niềm phấn khởi của các bậc cao niên, trong ánh mắt hồn nhiên của những em nhỏ, trong nét mặt rạng ngời của dòng người hối hả đi sắm Tết.

Cam Cao Phong khẳng định thương hiệu trên thị trường

(HBĐT) - Năm 2016, cam Cao Phong được mùa và tiếp tục có những bước đi vững chắc, khẳng định thương hiệu trên thị trường. Cao Phong đang khai thác hiệu quả lợi thế tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn lực KH-KT, lao động, phát triển vùng cam hàng hóa mang cuộc sống ấm no, giàu có cho người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục