(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, xã vùng cao Ngọc Lâu (Lạc Sơn) tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng mới đạt 10 tiêu chí xây dựng NTM. Còn 9 tiêu chí đang bỏ ngỏ, trong đó, còn những tiêu chí khó như giao thông, y tế, môi trường, hộ nghèo, thu nhập… Những vướng mắc đó khiến cho hành trình về đích NTM của xã gian nan hơn.

 

Xã Ngọc Lâu có 13 xóm, 630 hộ và 2.876 nhân khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,59%, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5 triệu đồng/năm (thấp hơn 7,5 triệu đồng so với mức thu nhập bình quân chung của huyện).

  Đường liên thôn xã Ngọc Lâu mới cứng hóa được 23,5%, còn lại là đường đất gây khó khăn cho người dân đi lại, nhất là vào mùa mưa.  Ảnh: Đoạn đường đi xóm Hầu 3, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn).

Sải bước trên những con đường liên thôn, ngõ xóm của xã mới thấy được nỗi trăn trở về giao thông của người dân nơi đây, nhất là vào mùa mưa. Riêng đường liên thôn mới có 8/34 km được cứng hóa (chiếm 23,5%); đường liên xã dài 7 km đến nay vẫn chưa cứng hóa; đường nội đồng mới có 1,6/28 km cứng hóa (chiếm 5,7%). Bên cạnh đó, 100% xóm chưa có nhà văn hóa để người dân sinh hoạt. Hiện, xã còn 10 nhà tạm, dột nát (chiếm 1,56%).

Theo đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: “Nguồn vốn đầu tư còn nhỏ giọt gây nhiều hạn chế trong thi công các công trình phúc lợi xã hội. Hơn nữa, do đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập thấp nên bà con chủ yếu đóng góp ngày công, hiến đất và tài sản trên đất chứ chưa huy động được nguồn vốn từ nhân dân”.

Việc cải thiện tiêu chí hộ nghèo và thu nhập cũng là nỗi trăn trở khi 99% người dân sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu trồng ngô, lạc, mía. Việc áp dụng KH-KT vào sản xuất chậm. Ngoài ra, xã cũng chịu nhiều yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất như khí hậu khắc nghiệt, địa hình chủ yếu là đồi núi, có ít diện tích bưa bãi bằng. Trước đây, xã đưa vào trồng thử nhiều loại cây trồng như thanh hao năm 2013, bí lấy hạt năm 2016…, tuy nhiên, do trình độ thâm canh của bà con chưa cao nên năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Vấn đề đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định, người dân khó tiêu thụ và thường xuyên bị tư thương ép giá.

Đồng chí Bùi Thị Huyến, cán bộ phụ trách lĩnh vực xây dựng NTM của xã Ngọc Lâu chia sẻ: “Tiêu chí môi trường khó thực hiện do phong tục, tập quán của bà con thường chôn cất người nhà ra đồng nên việc quy hoạch để xây dựng nghĩa trang chưa thể thực hiện. Ngoài ra, xã chưa có bãi rác tập trung nên các hộ phải xử lý rác tại nhà bằng cách đốt trực tiếp hoặc vứt ở một số sườn đồi”.

Chúng tôi đến trạm y tế xã Ngọc Lâu tại xóm Hầu 3. ấn tượng đầu tiên về trạm khác xa so với chúng tôi nghĩ vì đến chiếc cổng chính của trạm cũng không có. Bên trong khuôn viên là nền đất đầy cỏ dại mọc vì chưa có nguồn vốn để xây dựng. Đi sâu vào trong, nhìn ngôi nhà đổ nát, bỏ hoang không thể sử dụng. Chị Bùi Thị Nông, cán bộ trạm giãi bày: “Từ năm 2006, trạm có 2 nhà để sử dụng. Đến năm 2008, 1 ngôi nhà đã bất ngờ sập mái vào ban đêm nên không thể sử dụng được, rất may là không có ai ở trong nhà lúc đó. Hiện trạm đang thiếu phòng bệnh và phòng làm việc cùng nhiều trang thiết bị y tế khác. Chúng tôi mong muốn được Nhà nước đầu tư xây dựng ngôi nhà mới thay thế ngôi nhà bị sập mái để trạm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân”.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Thời gian tới, xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng NTM dưới nhiều hình thức như đóng góp tiền, ngày công, hiến đất. Gắn các phong trào thi đua yêu nước với phong trào Toàn dân chung sức xây dựng NTM của xã. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo , Ban quản lý xã trong tổ chức thực hiện và giám sát. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất tập trung và phát triển ngành nghề nông thôn, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Huy động tối đa các nguồn lực để nhanh chóng hoàn thiện các công trình giúp xã rút ngắn khoảng cách về đích NTM”.

                                                                      

                                                                  Thanh Sơn

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

55 trang trại được chứng nhận kinh tế tập thể

(HBĐT) - Đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 67 trang trại đạt tiêu chí, trong đó có 55 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế tập thể. Mô hình trang trại chủ yếu là trang trại tổng hợp (33 trang trại), trồng trọt (9 trang trại), chăn nuôi (18 trang trại).

Tháng 1, thu hút vốn đầu tư ước đạt 244,5 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 1, TP Hòa Bình có nguồn vốn đầu tư phát triển ước đạt 244,5 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước tăng 13,14%. Chia ra, nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện 20,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 12,57%, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 19,6 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 20,46%. ước tính nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và hộ gia đình thực hiện 223,9 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 13,19%.

Yên Thuỷ huy động nguồn lực phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) bền vững là tiêu chí chủ lực được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm. Trong chương trình xây dựng NTM, huyện Yên Thuỷ luôn xác định GTNT là khâu thực hiện trước tiên tạo tiền đề cho phát triển KT -XH góp phần làm nên diện mạo NTM.

Khai trương cửa hàng nông sản, thực phẩm an toàn

(HBĐT) - Kể từ ngày 23/1/2017, huyện Lạc Thủy chính thức khai trương cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn.

Toàn tỉnh có 74 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở NN & PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có 74 cơ sở chăn nuôi gia súc quy mô lớn (trong đó có 5 cơ sở đang trong quá trình xây dựng chưa đi vào hoạt động). Tổng diện tích đất các cơ sở chăn nuôi sử dụng khoảng 458,3 ha (cơ sở có diện tích lớn nhất 150 ha và ít nhất 0,02 ha, bình quân 6,1 ha/ 1 cơ sở chăn nuôi). Các cơ sở chăn nuôi tạo việc làm cho 421 lao động địa phương. Bình quân mỗi cơ sở tạo việc làm cho 6 lao động.

UBND tỉnh đánh giá tình hình KT-XH đầu năm 2017

(HBĐT) - Sáng 10/2, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 2, đánh giá tình hình KT-XH tháng 1/2017; thảo luận và cho ý kiến về các tờ trình, đề án quan trọng của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục